Vẻ đẹp của Hồ Hoa Thanh gây ấn tượng mạnh với du khách vào về sự hùng vĩ vào ban ngày. Còn khi màn đêm buông xuống, show diễn thực cảnh mang tên “Trường hận ca - The Song of Everlasting Sorrow” sẽ làm khán giả mãn nhãn và kinh ngạc về độ hoành tráng. Show diễn kể về chuyện tình lãng mạn, cảm động giữa Hoàng đế Huyền Tông của nhà Đường (618 - 907) và Dương Ngọc Hoàn (Dương Quý Phi), người con gái được xếp vào một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc, có sắc đẹp được ví là Tu hoa, khiến hoa cũng phải thu mình lại vì hổ thẹn.

 


Lấy bối cảnh là chân núi Lý Sơn, show diễn Trường Hận Ca đã tái hiện xuất sắc câu chuyện, hòa quyện giữa lịch sử và hiện đại, thiên nhiên và văn hoá, trần gian và tiên giới khiến buổi trình diễn trở nên lộng lẫy và chân thực hơn rất nhiều qua các phần trình trình diễn chuyên nghiệp, kỹ thuật âm thanh ánh sáng hiện đại trên Hồ Cửu Long.


Trước đây, The Song of Everlasting Sorrow còn có tên gọi là the Song of Unending Sorrow, phiên âm tiếng Hán là Chang Hen Ge, là một bài thơ tự sự dài do Bạch Cư Dị (772-846) – một nhà thơ nổi tiếng đời Đường sáng tác. Ngày nay, bài thơ hấp dẫn đã được chuyển thể thành vở kịch lịch sử với một khúc dạo đầu và mười cảnh gồm 4 phần: Thất tình, Đôi lứa không thể tách rời, Chia tay, Đoàn tụ chốn thần tiên.


 

Khúc dạo đầu: Thể hiện vẻ đẹp của Dương Quý Phi (Dương Ngọc Hoàn - Yang Yuhuan)

Trên hồ Cửu Long có một đóa sen nở rộ, trên đó có nàng Dương Quý Phi, khoác trên mình chiếc khăn choàng lụa là tuyệt đẹp đang uyển chuyển trong từng điệu múa. Dáng người quyến rũ mê hoặc lòng người, tỏa sáng giữa muôn ngàn, núi non hùng vĩ trên nền trời đêm. Nàng nhẹ nhàng như một tiên nữ, đưa ta về với những mảnh ký ức thời nhà Đường.


 

PHẦN 1: THẤT TÌNH

Cảnh 1: Vào cung làm thê thiếp

Nàng Ngọc Hoàn quyến rũ được tiến cử vào hoàng cung theo chiếu chỉ của Hoàng đế Huyền Tông. Nét đẹp rạng rỡ tuyệt vời của nàng vượt xa những người phụ nữ khác trong cung điện. Hoàng đế cũng vì thế mà mê mẩn trước vẻ đẹp vô song ấy nên đã ban tặng cho nàng một chiếc hộp mạ vàng “có một không hai” như minh chứng thể hiện tình yêu của mình. Sau đó, lễ phong tước Hoàng phi được tổ chức thật hoành tráng, cả hoàng cung náo nhiệt với những lời chúc phúc từ các quan đại thần trong triều cùng các màn trình diễn đặc sắc, các điệu múa điêu luyện đến từ những nghệ sĩ cung đình.


 

Cảnh 2: Lời thì thầm yêu nhau lúc nửa đêm

Vào đêm 07 tháng 07 âm lịch (ngày lễ tình nhân truyền thống của Trung Quốc), có vô số ngôi sao lấp lánh cùng mặt trăng hình lưỡi liềm. Hoàng đế Huyền Tông và vị phi tần mới Dương Quý Phi của ông cùng ngắm nhìn Dải Ngân hà, bày tỏ tình cảm thủy chung dành cho đối phương và thề nguyện sẽ yêu nhau mãi mãi.


 

PHẦN 2: ĐÔI LỨA KHÔNG THỂ TÁCH RỜI

Cảnh 3: Tắm trong hồ Hoa Thanh

Trong chiếc áo choàng tơ lụa, Dương Quý Phi được những cung nữ xung quanh phục vụ. Cô ngâm mình trong làn suối nước nóng trong văng vắc để lộ ra làn da trắng nõn và thân hình nở nang, đầy đặn da thịt, chuẩn mực cho cái đẹp được tôn vinh vào thời nhà Đường.


 

Cảnh 4: Vũ điệu Tartar cạnh tranh với Nghê Thường vũ y khúc

An Lộc Sơn (703 - 757), một quan đại thần dưới triều đại của Hoàng đế Huyền Tông, đã diện kiến hoàng đế và quý phi. Để xu nịnh hoàng đế, ông đã giới thiệu điệu múa Tartar đang được mọi người yêu thích. Một điệu múa, mang đầy nét sống động của nhân vật Tartar, thực sự tiếp thêm sức sống tuyệt vời, mang lai một không khí tươi mới trong các lễ hội hoàng cung, được quan thần đón nhận náo nhiệt. Kết quả là, Nghê Thường vũ y khúc nhẹ nhàng và thanh lịch bị gián đoạn và quý phi cũng như các vũ công khác đều vui vẻ học điệu múa sôi động của người Tatars. Về phần hoàng đế, ngài đã rất thích thú và không thể không tham gia vào niềm vui sướng tuyệt vời đó.


 

Cảnh 5: Say trong Điện Ngọc

Sau bữa tiệc sang trọng trong Điện Ngọc, quý phi có chút say. Dáng say của nàng tựa như liễu rũ trong gió xuân. Cao Lực Sĩ, một thái giám nổi tiếng trong xã hội phong kiến của Trung Quốc đã nịnh nọt quý phi bằng tất cả những thứ xa xỉ cao cấp nhất.


 

Cảnh 6: Thanh âm của gió.

Dưới chân núi Lý Sơn, nhà hát của hoàng cung ngập tràn những ngọn đèn lộng lẫy, những tấm rèm tuyệt đẹp và những vũ công, ca sĩ quyến rũ. Dương quý phi khiêu vũ cùng các vũ công opera. Bầu không khí vui vẻ thu hút Hoàng đế Huyền Tông phải khiêu vũ với người phụ nữ mà mình yêu say đắm. Họ nhìn nhau với những cảm xúc chân thành, sâu lắng trong giai điệu tình yêu.


 

Cảnh 7: Tình yêu bất tận và sự huy hoàng vây quanh Quý phi

Vào ngày sinh nhật của Dương Quý phi, Hoàng đế Huyền Tông đã tổ chức một bữa tiệc xa hoa. Tất cả các quần thần đều mang theo những món quà vô cùng quý giá và đông đảo các vũ công thể hiện những màn trình diễn tuyệt vời. Toàn bộ hoàng cung đắm chìm trong sự thích thú và tràn ngập hạnh phúc. Sau đó, Dương Quý Phi đã biểu diễn một điệu nhảy rực rỡ trên nền nhạc Khúc Nghê Thường do chính Huyền Tông hoàng đế sáng tác. Hoàng đế bị hớp hồn bởi những động tác uyển chuyển do Quý Phi biên đạo cho ca khúc ấy và ôm lấy “tình yêu của mình” say mê ca hát cả đêm.


Song of Everlasting Sorrow - Xi'an Travel Guide


PHẦN 3: TẠM BIỆT NGƯỜI YÊU

Cảnh 8: Tiếng trống khai trận phá vỡ bình yên

An Lộc Sơn đứng lên khởi nghĩa và kết thúc sự hưởng lạc và mất sáng suốt của hoàng đế. Các căn cứ quân sự quan trọng bị chiếm đóng và kinh thành đang gặp nguy hiểm. Ngọn lửa chiến tranh thiêu rụi ngai vàng và bức màn hưởng lạc quên cả tổ quốc của Hoàng đế Huyền Tông. Mối tình giữa Huyền Tông và Dương Quý Phi tan vỡ và sự phát triển thịnh vượng của triều đại nhà Đường cũng sụp đổ.


Everlasting Sorrow Performance

 

Cảnh 9: Những chiếc trâm cài tóc lạnh lẽo rơi xuống mặt đất

Hoàng đế Huyền Tông vội vàng đưa Dương Quý Phi đến Mã Ngôi Dịch (nay là Thiểm Tây) lánh nạn. Vì các quan đại thần và hộ vệ đều cho rằng Dương Quốc Trung, anh trai của Dương Quý Phi chính là người khởi xướng cuộc tạo phản này. Họ nhất quyết đòi giết Quý phi để cứu nguy đất nước. Hoàng đế và Quý phi cảm thấy bất lực nhưng không còn cách nào khác nên đã ban một dải lụa trắng, lệnh cho Cao Lực Sĩ thắt cổ nàng. Cuối cùng, nàng đã ra đi dưới ánh trăng mờ ảo, lạnh lẽo. Khúc nhạc buồn văng vẳng, đọng lại nơi thung lũng mãi cho đến ngày nay.


 

PHẦN 4: ĐOÀN TỤ CHỐN THẦN TIÊN

Cảnh 10: Đoàn tụ nơi tiên cảnh

Vào một ngày đầy gió và có tuyết rơi, Hoàng đế Huyền Tông trở về thành Trường An (Tây An). Tuy nhiên, nụ cười ngọt ngào và vẻ ngoài xinh đẹp của Dương Quý Phi vẫn còn hằn sâu trong tâm trí ngài. Trong giấc mơ, người thấy mình đến chốn Bồng Lai tiên cảnh và gặp gỡ người yêu. Họ nhìn nhau với đôi mắt ngấn lệ và nói ra nỗi tương tư về mối tình của mình. Các tiên nữ trong xứ sở thần tiên biểu diễn điệu múa lông vũ Nichang do chính Quý phi sáng tạo để kỷ niệm ngày đoàn tụ của đôi tình nhân. Hàng ngàn chú chim bồ câu trắng bay lượn trên bầu trời, gửi gắm ước nguyện “là đôi uyên ương si tình sải cánh trên bầu trời, là hai cây dây leo quấn lấy nhau từ xuân này sang xuân khác trên mặt đất”.



Tình yêu và lòng thủy chung của họ dành cho nhau đã tạo ra những giai điệu với nhiều cung bậc cảm xúc từ bỡ ngỡ, sâu nặng, luyến tiếc, bi thương đến đoàn tụ. Tất cả đều được thể hiện trong màn trình diễn tuyệt vời này.


Nếu bạn là người yêu thích văn hóa nghệ thuật và những bối cảnh sân khấu đậm chất sử thi thì nhất định phải xem “The Song of Everlasting Sorrow” vì show diễn này được đánh giá là một trong những đặc sản hay nhất của Trung Quốc. Dựa trên câu chuyện cảm động của một vị hoàng đế và người vợ lẽ của mình, show diễn vỏn vẹn trong 70 phút nhưng đã đưa khán giả du hành ngược thời gian trở về 1000 năm trước và trải nghiệm văn hóa của thời Đường hưng thịnh.


Biên dịch: Loan Lê

Nguồn: travelchinaguide