Khi một cánh cửa đóng lại, cánh cửa khác sẽ mở ra. Cũng giống như, những “tàn tro” mà đại dịch COVID-19 tạo nên đã mang lại cho thế giới những cơ hội và thử thách cải tiến mới. Chính nhờ sự phát triển tuyệt vời của công nghệ, trong thời kỳ hiện nay, con người có thể kết nối với nhau qua nhiều phương tiện đặc biệt, mới để hỗ trợ cuộc sống tiện lợi hơn. Đặc biệt, đối với ngành Event sự phát triển của công nghệ VR đã giúp ích rất nhiều cho những người làm sự kiện đang phải WFH vẫn có thể tạo ra những trải nghiệm thú vị tới khách hàng trong các sự kiện trực tuyến.


1. Sự kiện trực tuyến


Thực tế ảo (VR) là một công nghệ mô phỏng môi trường 3D nhân tạo do máy tính và các phần mềm chuyên dụng thiết lập. VR có thể đưa bạn vào một thế giới hư cấu với những xúc cảm đầy chân thật, từ đó mang đến những trải nghiệm mới lạ mà hầu như không cần các tác động xung quanh.


Hiện nay, các sự kiện trực tuyến được tạo nên từ nền tảng công nghệ AI ngày càng thông dụng và trở nên phổ biến. Những cuộc hội thảo online đã dần phát triển vượt trội về chất lượng phát sóng, cũng như thành công cải thiện, nâng cao các vấn đề về kỹ thuật số. Song song với đó, một hình thức mới cũng đã xuất hiện và trở thành phát minh tiềm năng: công nghệ thực tế ảo (VR). 


Trước đây, chúng ta chỉ thường thảo luận về cách đưa VR trở thành một trợ thủ đắc lực cho những sự kiện trực tiếp. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, VR lại được xem xét là một hình thức cần được khai thác mạnh mẽ để tạo điểm nhấn, gây hứng thú cho khách hàng về những trải nghiệm kỹ thuật - công nghệ tại các sự kiện trực tuyến.



Sử dụng VR là một cách để chúng ta nâng cao chất lượng và hiệu quả của các sự kiện trực tuyến. Ngày nay, khách hàng đã mất hứng thú với những trải nghiệm kỹ thuật số 2D có mức độ tương tác kém. Do đó, việc áp dụng công nghệ thực tế ảo sẽ là một bước tiến lớn trong vấn đề duy trì độ hấp dẫn của một sự kiện. Với công cụ này, phía ban tổ chức còn có thể tạo cầu nối với khách hàng, làm tăng tương tác và sự hứng thú của khán giả trong quá trình sự kiện diễn ra.


Thực tế ảo giúp cho các sự kiện (đặc biệt là sự kiện trực tuyến) không còn bị giới hạn trong những khuôn mẫu cũ, chẳng hạn như địa điểm hoặc phương thức tham dự. Đây có thể nói là một giải pháp an toàn và thú vị để củng cố ngành công nghiệp tổ chức sự kiện.


Ảnh: sưu tầm


2. Làm việc từ xa


Làm việc từ xa, hay làm việc tại nhà, từ lâu đã không còn là một hình thức mới lạ, đặc biệt là với ngành tổ chức sự kiện. Tuy nhiên, phải đến khi đại dịch bùng nổ trên toàn cầu, xu hướng làm việc này mới ngày càng trở nên cần thiết và phổ biến hơn. Có nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, nhân viên làm việc từ xa có thể nâng cao chất lượng và hoàn thành công việc của mình tốt hơn so với làm việc tại văn phòng.


Tuy nhiên, phương thức làm việc này cũng có nhiều hạn chế, như gây mất tập trung hoặc khiến nhân viên cảm thấy buồn tẻ khi phải hoàn thành công việc một mình. Trong quá trình làm việc nhóm, những phương tiện họp online một chiều cũng gây nhiều áp lực, khiến nhân viên bị “bí” ý tưởng, dẫn đến hạn chế việc tương tác. Do đó, để khắc phục nhược điểm này, một số công ty nổi tiếng trên thế giới đã dần chuyển sang vận dụng công nghệ VR. Ví dụ, PwC đã dùng thực tế ảo để tạo cho nhân viên những không gian hội nghị mới lạ, như tòa nhà cao chọc trời hay các khu vực ngoài thiên nhiên.


Giống như ngành công nghiệp event, tất cả công ty từ các ngành nghề khác cũng đang dần chuyển sang mô hình kết hợp: làm việc từ xa và làm việc tại văn phòng. Nghiên cứu của The Guardian cho thấy, có khoảng 89% doanh nghiệp mong muốn xu hướng làm việc này sẽ được duy trì sau đại dịch. Và nếu điều này xảy ra, chắc chắn các công cụ kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là VR, cũng sẽ được tăng cường và tối ưu hóa. Công nghệ VR sẽ góp phần thúc đẩy hình thức làm việc tại nhà. Từ đó, con người có thể cân bằng đời sống và công việc, cũng như cắt giảm phần lớn chi phí đi lại khi đại dịch lắng xuống. 


Ảnh: sưu tầm


Những ví dụ điển hình về sức ảnh hưởng của VR trong các sự kiện trực tuyến


Ảnh: HTC Vive


Dự án thực tế ảo: Tạo trò chơi bóng bầu dục thực tế ảo HTC Vive tại Giải bóng bầu dục thế giới 2019 trên 6 địa điểm Trung tâm thương mại thuộc Tòa án Nam Phi. Thiết bị bao gồm Tai nghe HTC Vive VR, Máy theo dõi chân HTC, Trạm cơ sở. Các cầu thủ sẽ được thử sút bóng bầu dục qua các cột dọc để nhận điểm xếp hạng.


Nguồn: Afriten Technologies


VR sẽ mang đến cái nhìn chân thật hơn, đồng thời có thể tương tác tạo dựng nhu cầu giải trí và truyền tải cảm xúc nhiều hơn. Ví dụ như: trò chơi thực tế ảo đánh bại Sabre cho sự kiện Afrisam Nam Phi:


Nguồn: Afriten Technologies


Ngoài ra, công nghệ VR mới nhất đang được cải tạo tối đa bằng cách giám sát chuyển động của cơ thể, từ đó cho phép người dùng có thể thực hiện các phương thức giao tiếp khác nhau, như chạm mắt hoặc ra tín hiệu với một ai đó. Các cải tiến này sẽ nhanh chóng thúc đẩy sự phát triển vượt bậc hơn nữa của VR trong tương lai đối với vấn đề giao tiếp.


Một trường hợp sử dụng VR thú vị khác chính là buổi hòa nhạc trực tuyến “Welcome To The Other Side” - nơi nổi bật với màn trình diễn bên trong Nhà thờ Đức Bà (ảo) của Jean-Michel Jarre. Để tạo nên không gian tuyệt đẹp đó, nhà sản xuất đã sử dụng tối đa hiệu ứng đèn sân khấu và những hoạt ảnh 3D đầy sinh động. Buổi hòa nhạc chính là một sự kết hợp mới lạ của thế giới ảo và đời thật. Bất chấp các rủi ro có thể gặp phải, ban tổ chức đã thành công tạo nên một đêm nhạc đầy ấn tượng và phi thường.


Nguồn: Skarredghost


Có thể thấy, việc đưa VR vào sự kiện trực tuyến đã mang lại những thành công vượt trội chưa từng có. Vì thế, giờ đây những chuyên viên phụ trách kế hoạch phải phân tích những ưu, nhược điểm của các thiết bị công nghệ, từ đó đưa ra quyết định tốt nhất, đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng.


Những hạn chế trong việc sử dụng VR


Song song với những ưu điểm tuyệt vời của mình, công cụ VR cũng tồn tại những hạn chế khó tránh khỏi, đặc biệt là vấn đề chi phí. Việc sử dụng công nghệ thực tế ảo yêu cầu sự kiện phải có ngân sách cao và ổn định, không chỉ để chi trả cho thiết bị mà còn phải dự trù cho những vấn đề có thể xảy ra.


Nhưng bù lại, việc tổ chức sự kiện trực tuyến đã giúp ta tiết kiệm phần lớn chi phí thuê địa điểm, đi lại, ăn mặc, v.v. Nếu suy xét kỹ hơn, có thể thấy chi phí của công nghệ VR tương đương với chi phí cần sử dụng trước đây của các sự kiện trực tiếp. 


Kết luận


Trong tình trạng thế giới hiện nay, việc dùng VR để làm việc từ xa, hay tổ chức sự kiện trên các nền tảng trực tuyến cũng sẽ góp phần chống lại sự bùng phát toàn cầu. Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng sẽ được cải thiện, nhờ vào việc giảm tải lượng khí thải từ các phương tiện giao thông hàng ngày.


Mỹ Nguyên

Nguồn: helloendless.com