Bạn có biết rằng LinkedIn là mạng xã hội lớn lâu đời nhất vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay? LinkedIn có hơn 850 triệu thành viên ở 200 quốc gia và khu vực trên toàn cầu, điều đó có nghĩa là bạn có thể tiếp cận rộng rãi khi xây dựng trang web của mình.

Không biết bắt đầu từ đâu hoặc không chắc LinkedIn dành cho bạn? Việc thiết lập hồ sơ của bạn dễ dàng hơn bạn nghĩ. Trong bài viết này, Stage!Vietnam sẽ “bật mí" 9 mẹo trên LinkedIn dành cho các chuyên gia tổ chức sự kiện để giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn nhé!


1. Có một URL phù hợp và “gọn gàng”


Thật khó chịu khi nhìn thấy các hồ sơ có URL kết thúc là một dãy số dài như: www.linkedin.com/in/steve-029365928489. Việc chỉnh lại URL của mình sẽ cho mọi người thấy được sự chu đáo của bạn khi dành thời gian tạo ra một trải nghiệm tốt nhất khi làm việc trên nền tảng này.



Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng tên của mình và giữ cho nó thật đơn giản. Nhưng cũng đừng quên đặt dấu gạch nối giữa tên và họ của bạn để tìm kiếm và truy cập dễ dàng hơn. Nếu bạn có một cái tên thông thường, hãy thử sáng tạo với việc thêm tên đệm hay một biệt hiệu nào đó để phân biệt với người khác nhé.

Ví dụ như tên của bạn là Mary Tran thì một URL tốt sẽ là: linkedin.com/in/mary-tran 

 

2. Tạo ra một bio (tiểu sử) đặc biệt 


Nhiều người chỉ đơn giản để danh hiệu và tên công ty của họ ở phần này. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng bio chính là thứ đầu tiên đập vào mắt khách hàng tiềm năng khi nhìn vào profile của bạn, và tất nhiên nó phải gây một cảm giác hứng thú nhất định thì họ mới quyết định tìm hiểu thêm. Vì vậy, bio tốt hơn hết nên biểu hiện rõ tuyên ngôn sứ mệnh của bạn, định nghĩa về bản thân và công việc của bạn.

Mọi người có thể tham khảo bio của cô Tess dưới đây:


 

3. Tận dụng bio để quảng bá sự kiện sắp tới của bạn 


Nếu bạn liên tục cập nhật bio của mình với sự kiện tiếp theo, profile của bạn sẽ luôn mới và lôi kéo mọi người nhấp vào và đăng ký. 



4. Sáng tạo với phần tóm tắt của Linkedin


Phần tóm tắt của LinkedIn giống như một lời “rao bán hàng” hơn là một sơ yếu lý lịch hoặc CV. Bạn có 2.000 ký tự để nói cho mọi người biết bạn làm gì và tại sao bạn giỏi nhất trong lĩnh vực đó. Bạn có thể thể hiện phần này theo nhiều hướng khác nhau, bao gồm:

  • Nghĩ về phần tóm tắt như một nghiên cứu điển hình về chuyên môn của bạn. Chia sẻ về nền tảng của bạn và về việc tài năng của bạn đã giúp khách hàng của bạn đạt được thành công như thế nào.
  • Viết câu chuyện về sự nghiệp của bạn ở dạng tường thuật. Cho mọi người thấy khả năng sáng tạo của mình và làm nổi bật tài năng, kỹ năng và thành tích của bản thân.
  • Bao gồm thông tin liên lạc và các cách thức liên lạc với bạn.
  • Luôn viết phần tóm tắt của bạn ở ngôi thứ nhất, như vậy nó sẽ mang tính cá nhân hơn. Ngoài ra, cũng nên tránh dùng những từ “đầy ngập” trên LinkedIn và giới kinh doanh ngày nay. 


 

5. “Nâng cấp” kinh nghiệm làm việc của bạn


Tiếp theo là phần nhàm chán nhất trong hồ sơ LinkedIn của bạn nhưng lại là một trong những phần quan trọng nhất: kinh nghiệm làm việc. Vâng, nó giống như chuyển CV hoặc sơ yếu lý lịch của bạn thành từng phần riêng lẻ, nhưng khi bạn đã hoàn thành việc đó, bạn sẽ cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm. Nhiều trang web việc làm cho phép bạn nhập hoặc sử dụng luôn profile LinkedIn của bạn để nộp đơn xin việc, vì vậy bước này có thể giúp bạn rất nhiều đấy.


Đối với mỗi công việc, hãy tập trung vào những gì bạn đã làm và những gì bạn đã gặt hái được. Bạn đã nhận được một giải thưởng nào cho việc tổ chức một sự kiện hoành tráng chưa? Bạn đã giúp công ty phát triển chỉ sau vài tháng làm việc? Các chiến lược của bạn có dẫn đến nhiều kết quả và lượt tương tác nhiều hơn không? Hãy chia sẻ về những “chiến thắng” này nhé.

Mặc dù anh ấy không làm trong ngành tổ chức sự kiện, nhưng Diego Pineda đã thể hiện phương diện này một cách tuyệt vời trong profile Linkedin của mình:

 

 

6. Sử dụng phần “Nổi bật” của LinkedIn như một Mini Portfolio


Phần “Nổi bật” của LinkedIn là nơi lý tưởng để tải lên hoặc thêm các bài đăng nêu bật công việc, sự kiện, tài năng và kỹ năng của bạn. Phần này thích hợp cho các bài viết mà bạn là tác giả, liên kết đến các sự kiện bạn đã sản xuất, v.v.

Ví dụ: Rachel Heller của Bizzabo đã đưa các bài đăng, podcast và hội thảo trên web vào mục Nổi bật của cô ấy:


 

7. Mỗi tuần đều đăng vài bài


Theo Influencer Marketing Hub, bạn nên đăng bài trên LinkedIn 2-5 lần mỗi tuần nhưng đừng nhiều hơn một lần mỗi ngày. Hootsuite cho biết thời điểm tốt nhất để đăng bài là Thứ Ba và Thứ Tư lúc 9 giờ sáng.

Sau đây là một vài ý tưởng đăng bài:

- Tóm tắt tài nguyên lập kế hoạch sự kiện, bài báo hoặc podcast hữu ích với cộng đồng.

- Chia sẻ thông tin cập nhật về sự nghiệp của bạn, sự kiện sắp tới hoặc điểm nổi bật khác về công việc.

- Chia sẻ một câu trích dẫn bạn đã nghe mà đã góp phần giúp bạn vượt qua những tình huống khó khăn.

Ngoài ra, hãy bình luận và chia sẻ nội dung mà các chuyên gia sự kiện khác đang giới thiệu. Bạn càng nâng đỡ và hỗ trợ các chuyên gia khác, cộng đồng sẽ càng trở nên hiệu quả và tích cực hơn.

Dưới đây là một ví dụ tuyệt vời về một bài đăng tóm tắt chu đáo sau sự kiện trên LinkedIn từ Lauren Grady của Bizzabo:



8. Luôn cập nhật chứng nhận và bằng cấp của mình


Nếu có một điều mà các nhà tổ chức sự kiện yêu thích, thì đó là nhận được chứng chỉ và chứng nhận! Hãy đảm bảo rằng bạn luôn cập nhật phần “Giấy phép & chứng chỉ” để khách hàng tiềm năng và đồng nghiệp của bạn biết được nội dung sự kiện của bạn thực sự là gì.

 

 

9. Sử dụng tất cả các #Hashtag:


Khi bạn sử dụng hashtag, các bài đăng và hồ sơ của bạn sẽ có thể tìm kiếm được, điều này sẽ thu hút nhiều sự chú ý hơn trên trang hồ sơ của bạn. Dưới đây là một số hashtag phổ biến trong ngành sự kiện mà bạn có thể bắt đầu thêm vào bài đăng của mình:

#EventTech

#Quản lý sự kiện

#EventProfs

#Ngành sự kiện



Đừng quên theo dõi các profile LinkedIn khác về sự kiện để bạn luôn nhận được nội dung mới nhất và phù hợp nhất nhé!


Kết luận:


Tóm lại, bài viết trên đã “bật mí” 9 tips khi tạo một LinkedIn Profile dành cho các nhà tổ chức sự kiện. Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã có thêm những kiến thức cũng như những thông cần thiết để có một LinkedIn Profile thật chuyên nghiệp và có nhiều cơ hội việc làm hơn. Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy hay và bổ ích nhé!!!


Biên dịch: Uyên Thảo

Nguồn: Bizzabo