Năm 2022 - năm đánh dấu sự trở lại trực tiếp của sự kiện gây quỹ hàng năm lớn của DIFFA. Trước đây, sự kiện này được gọi là Dining by Design, với sứ mệnh giúp chống lại bệnh AIDS, tình trạng vô gia cư, khan hiếm thực phẩm và các vấn đề sức khỏe tâm thần, đồng thời là sự kiện gây quỹ lớn nhất trong năm của Tổ chức Design Industries Fighting AIDS.

Mời các bạn cùng Stage!Vietnam điểm qua một vài thông tin cũng như hình ảnh nổi bật của sự kiện DIFFA By Design 2022 nhé!


1. Thông tin về sự kiện: 


Sự kiện kéo dài ba ngày, được tổ chức từ ngày 24 - 26/3 tại Center 415 ở New York và có sự tham dự của hàng chục những tên tuổi hàng đầu trong ngành thiết kế bao gồm Rockwell Group, Lauren Rottet, Maya Romanoff và hơn thế nữa. 

Ngoài buổi trưng bày của các nhà thiết kế, sự kiện còn bao gồm một buổi dạ tiệc, một buổi đấu giá, các cuộc thảo luận và một cửa hàng pop-up do chuyên gia phong cách sống Robert Verdi quản lý.


2. Những thiết kế cùng nhiều không gian huyền ảo:



Để kỷ niệm cho Xu hướng màu sắc của Benjamin Moore 2022, thương hiệu đã hợp tác với nhà thiết kế Corey Damen Jenkins để cùng tạo ra một thiết kế nhạc viện thời trang. Đồ nội thất vừa cổ điển vừa hiện đại được đặt liền kề với họa tiết sàn sơn, kết hợp cùng với cây xanh mang đến một không gian trong lành và tươi mới. 



Lấy cảm hứng từ "Giấc mơ đêm mùa hạ", tác phẩm xích đu kì ảo này của Carl Hansen & Søn với thiết kế của Rockwell Group đã mang đến cho người tham dự một không gian thư giãn được trang bị bởi các mặt gương màu lục và hệ thống chiếu sáng. Những mảnh thủy tinh xanh lơ lửng trên trần nhà đã tạo cho thiết kế có những hiệu ứng quả cầu disco lấp lánh. 



Tác phẩm "Quán bar futuristic" của Jeffrey Beers International và Maya Romanoff đã đóng góp vào xu hướng du lịch vũ trụ hiện nay. Lấy cảm hứng từ những bộ phim như Stanley Kubrick’s 2001: A Space Odyssey và Luc Besson’s The Fifth Element, “Astral Bar” đã ghép các họa tiết hình học sắc nét với tông màu kim loại để tạo ra ảo ảnh về thiên thể xung quanh. 



Gensler New York đã hợp tác với EvensonBest, Miller Knoll, Miller Blake và Applied Image để tạo ra “Những khoảnh khắc phản chiếu”. Sự sắp đặt tươi sáng, sống động nhằm khuyến khích sự gắn kết giữa các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.



Phối hợp với HDR, Giles Miller Studio đã trình bày một tác phẩm điêu khắc mang tên “Hy vọng là gì?” Ma trận hình cầu được tạo thành từ hàng trăm mô-đun hình trụ được kết nối bằng các thanh nhôm thô.



Lauren Rottet đã hợp tác với Phillip Jeffries để sản xuất những lớp phủ tường có hoa văn, đầy màu sắc cho không gian của cô ấy. Về mặt khái niệm, thiết kế này là một món quà ngược, được bọc hoàn toàn bằng giấy dán tường từ sàn đến trần. Có thể thấy được Ghế nổi và Bàn lưỡng tính của Bộ sưu tập Rottet là một thiết kế rất đặc biệt. 



Các nhà thiết kế từ HOK và Shaw Contract đã diễn giải lại các yếu tố cảnh quan cổ điển vào môi trường kỳ lạ này được chế tác từ tấm thảm trải sàn và ván ép tự nhiên. Một con đường được chấm phá bởi một giàn gỗ hình vòm đã thu hút khách tham quan vào bức tranh mang tên “Giấc mơ”. 



Sự sắp đặt của Florim và Perkins Eastman đặc trưng với vải vẽ tay lót khung thép xoắn ốc cùng với những bức tường bằng sứ của Florim đã tạo cảm giác chuyển động và uyển chuyển.



Tác phẩm của Parsons ’The New School, có tựa đề là "Hoa anh đào” với một cánh đồng hoa giấy rực rỡ cùng hai màu sắc đỏ và trắng tạo nên sự tươi sáng, nhẹ nhàng của thiết kế này.



Tạp chí Interior Design đã giới thiệu “Hoà hợp với tình yêu”, với sự hợp tác của Reis Contract và Formica. Bản thiết kế năm nay có đồ họa táo bạo và thông điệp rõ ràng.



“Nhìn lên”, một công trình phòng chờ thiên thể do LAB tại Rockwell Group tạo ra, mang đến cho khách tham quan một khoảnh khắc thư thái, thu hút mọi người đến tụ tập, ngồi và suy ngẫm trong một khung cảnh bầu trời chuyển động. 



Năm nay, Steelcase tìm cách gợi nhớ những kỉ niệm về sự đoàn tụ bằng cách xây dựng một chiếc lều đầy màu sắc gợi nhớ đến những đêm mùa hè và những con đom đóm.



Fogarty Finger hợp tác với Menu, Bower Studios, Maharam, Fox Fodder Farm và Unity Construction Group để tạo ra một không gian có tiêu đề là “Lời mời phản ánh”. Việc bố trí các tấm gương nhằm mục đích gợi cho du khách suy ngẫm về những thách thức liên quan đến việc sống chung với HIV / AIDS. 



Với những tấm mền chắp vá, Dan Mazzarini của BHDM Design đã tạo ra một họa tiết với vô số tấm rèm màu đỏ phong phú để nhớ lại buổi tưởng nhớ tại National Mall năm 1987, nơi ghi nhận những người đã mất mạng vì HIV / AIDS.



Ý tưởng của Trường Thiết kế Nội thất New York, với chủ đề là “không được phục vụ”, nhằm kêu gọi sự chú ý về sự bất bình đẳng về thực phẩm trong ba cấp độ ổn định thực phẩm khác nhau — từ không có thực phẩm ở tầng dưới cùng đến các thực phẩm đắt tiền ở tầng trên cùng.



DIFFA By Design 2022 đã tài trợ cho Ngân hàng Kiến trúc và Vật liệu Slade để tạo ra một căn phòng được làm hoàn toàn bằng các hộp vận chuyển của Ngân hàng Vật liệu.



TPG Architecture và WB Wood’s space được thành lập với sự hợp tác của Haworth, Eventscape, Lutron và JRM. Không gian này chứa đầy các vật thể hình trụ và có ánh sáng động trên bề mặt phản chiếu. 



Những người tham dự đã có thể tham gia trình diễn khung dệt tương tác từ nhà thiết kế dệt may của Suzanne Tick. Khung dệt được làm bằng vật liệu tái chế và được bán đấu giá để mang lại lợi ích cho DIFFA. Những người tham dự và những người tham gia triển lãm được khuyến khích mang theo các vật liệu tái chế bao gồm các mặt hàng quần áo, vật liệu bằng nhựa, túi nhựa, ruy băng, sợi, vải dệt,...


Kết luận: 

DIFFA By Design 2022 là một sự kiện gây quỹ hết sức độc đáo và có ý nghĩa cùng với những thiết kế thời thượng, đặc sắc và đẹp mắt. Sự kiện này đã giúp đỡ nhiều nơi trên thế giới chống lại bệnh AIDS, tình trạng vô gia cư, khan hiếm thực phẩm và các vấn đề sức khỏe tâm thần. Hãy chia sẻ cho nhiều người bài viết này nếu bạn thấy hay và bổ ích nhé!


Biên dịch: Uyên Thảo

Nguồn: Bizbash