Bạn đang muốn thúc đẩy số lượng đăng ký tham gia sự kiện? Bạn băn khoăn không biết rằng điều gì sẽ giúp tối đa hóa các chiến dịch tiếp thị sự kiện? Đừng lo lắng! Với sự phát triển của công nghệ, cụ thể là sự trợ giúp của ngành công nghệ tổ chức sự kiện, hàng trăm công cụ quảng cáo đã ra đời để giúp các nhà tổ chức sự kiện tối ưu hóa được các chiến dịch tiếp thị sự kiện của họ. Tuy nhiên, quá nhiều công cụ đang tồn tại và thật khó để đưa ra lựa chọn khi bạn không biết làm thế nào để sử dụng đúng cái phù hợp nhất với bạn.

 

Dưới đây là danh sách 11 công cụ quảng cáo hàng đầu mà các nhà lập kế hoạch sự kiện thường sử dụng để tối ưu hóa hoạt động tiếp thị sự kiện của họ. Hãy cân nhắc và áp dụng chúng vào đúng mục đích mà sự kiện của bạn mong muốn nhé!



1. HubSpot



Một trong những công cụ tiếp thị nổi tiếng nhất được sử dụng để quảng bá sự kiện hay trong các chiến dịch tiếp thị, HubSpot cung cấp cho event marketers và event planners một phần mềm với đầy đủ các hạng mục dịch vụ. Một số tính năng phổ biến nhất của HubSpot bao gồm tự động hóa tiếp thị, tạo trang đích (landing page), tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), tạo khách hàng tiềm năng,... Được đánh giá là một phần mềm chuyên nghiệp khi kết hợp giữa tiếp thị, bán hàng và dịch vụ khách hàng, HubSpot giúp cho việc quảng bá sự kiện trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.


Chi phí HubSpot:

  • HubSpot CRM là phần mềm miễn phí 100%.
  • Marketing Hub sẽ được tính phí dựa trên các dịch vụ cao cấp mà bạn lựa chọn. Để tìm hiểu kỹ hơn thì bạn có thể tham khảo vào trang web chính thức của HubSpot và trao đổi trực tiếp với đội ngũ CSKH.

 

2. Google Analytics



Trước khi các nhà tiếp thị có thể quảng bá sự kiện của mình, họ cần phải hiểu sâu hơn về tâm lý khán giả và xác định được đối tượng khách hàng của họ là ai. Với Google Analytics, các nhà tiếp thị có thể thu thập và phân tích những thông tin về các nhóm đối tượng bằng các công cụ miễn phí, để xây dựng một bức tranh rõ nét hơn về chân dung khán giả của họ. Nếu bạn sử dụng phần mềm quảng cáo và xuất bản (advertising and publisher) của Google, Google Analytics của bạn sẽ được tích hợp hoàn toàn vào các nền tảng này và cho phép bạn sử dụng những dữ liệu của bạn thu thập được để nhắm chuẩn xác đối tượng khách hàng mục tiêu.


Dịch vụ được cung cấp miễn phí tối đa 10 triệu lượt truy cập mỗi tháng cho mỗi Tài khoản. Thỉnh thoảng, Google có thể thay đổi phí và chính sách thanh toán cho Dịch vụ bao gồm cả việc bổ sung chi phí cho dữ liệu địa lý, việc nhập dữ liệu chi phí từ công cụ tìm kiếm hoặc các phí khác do các đại lý của bên thứ ba tính cho Google hoặc các công ty con do hãng toàn quyền sở hữu để đưa dữ liệu vào trong các báo cáo Dịch vụ. Những thay đổi về phí hay chính sách thanh toán sẽ có hiệu lực khi Bạn chấp nhận các thay đổi được đăng tại www.google.com/analytics/ 


3. Tableau



Tableau là phần mềm hỗ trợ phân tích và trực quan hóa dữ liệu (Data Visualization). Cũng giống như Excel, Tableau giúp tổng hợp các dữ liệu nhưng ở một cấp độ cao hơn khi chuyển những dữ liệu này từ các dãy số thành những hình ảnh, biểu đồ trực quan.

 

Khi bạn muốn phân tích về đối tượng khách hàng của mình, bạn có thể nhập những thông tin thu thập được vào Tableau hoặc kết nối nó với các ứng dụng đám mây của bạn như Google Analytics và Salesforce để Tableau phân tích dữ liệu. Tableau cho phép các nhà tiếp thị dễ dàng tạo đồ họa tương tác như biểu đồ thanh, bản đồ nhiệt, v.v., chỉ bằng các thao tác nhấp và kéo. Những đồ họa này là để thể hiện những xu hướng hiện tại, giúp trả lời câu hỏi hoặc giải đáp những thắc mắc khác mà bạn muốn phân tích.

Tableau hiện đang có bản dùng thử 13 ngày để bạn trải nghiệm xem có phù hợp với nhu cầu của bạn không. Nếu bạn thấy ưng ý và muốn sử dụng lâu dài thì cần phải mua các gói dịch vụ với những mức chi phí như sau:

 

 

4. Canva



Để có thể thu hút khách hàng trong việc tiếp thị sự kiện thì không thể bỏ qua sức mạnh của những hình ảnh được thiết kế bắt mắt. Những hình ảnh ấn tượng, tạo sự thu hút có thể đăng trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, đưa vào email, giới thiệu trên trang web sự kiện của bạn,... Canva có thể giúp bạn làm điều này một cái dễ dàng mà không cần thuê một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp hoặc dành hàng giờ với Photoshop. Ngay trong Canva, bạn đã sẵn hàng trăm mẫu thiết kế và hơn hai triệu phần tử đồ họa giúp bạn dễ dàng tạo hình ảnh quảng bá phù hợp cho sự kiện của bạn.

 

Hiện tại Canva có bản dùng miễn phí cho mọi người trải nghiệm với rất nhiều các tiện ích không kém gì gói VIP. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng được nhiều tools hơn để thiết kế trở nên hoàn hảo hơn thì hãy rủ rê thêm vài người bạn và nâng cấp lên gói VIP.

 

 

5. Event Website



Ngoài việc lan truyền hình ảnh để truyền thông trên mạng xã hội, các trang web sự kiện cũng là một công cụ giúp tiếp thị sự kiện hữu ích khác mà các nhà lập kế hoạch có thể sử dụng để quảng bá sự kiện của họ. Trước những sự kiện, bạn có thể tạo các bài viết trên blog, trên các web hoặc để sinh động và thu hút hơn thì có thể tải các video quảng cáo, giới thiệu về sự kiện sắp diễn ra. Event Website thật sự là một công cụ quảng cáo tuyệt vời, đặc biệt nhất là giúp tiết kiệm được chi phí tiếp thị sự kiện đối với các đơn vị thường xuyên có nhu cầu quảng bá.

 

Chi phí để truyền thông bằng website sẽ tùy theo công cụ mà bạn lựa chọn, mỗi template sẽ có giá từ vài trăm đến vài triệu đồng hoặc có thể lên đến vài trăm triệu tùy vào mức độ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay cũng có vài công cụ tạo website miễn phí. Ngoài ra, landing page cũng là một lựa chọn tiết kiệm hơn website nhưng mang lại nhiều hiệu quả.

 

6. Chatbots



Chatbot là một công cụ kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) để tương tác với con người. Chatbots hay cụ thể hơn là Event Bots, là người bạn tốt nhất của các nhà tiếp thị sự kiện. Công cụ quảng cáo này có thể tích hợp vào các nền tảng website, ứng dụng dành cho thiết bị di động, tin nhắn trên facebook hay tin nhắn trên smartphone,...

 

Các Event Bots thường được lập trình để trả lời tự động các câu hỏi phổ biến của khách hàng tiềm năng và những người tham dự sự kiện trong vòng vài giây. Lợi ích chatbot mang đến không chỉ ở việc tiết kiệm được 1 khoản ngân sách tiếp thị sự kiện của bạn mà còn có thể được sử dụng để gửi lời nhắc sự kiện, cá nhân hóa trải nghiệm của người tham dự, tương tác và phân tích khách hàng.

 

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm Chatbot miễn phí và trả phí tùy vào nhu cầu sử dụng như: Fchat (miễn phí và các gói dao động từ 200.000 - 1.000.000 vnđ/tháng), Hana Chatbot (miễn phí và 50.000 - 1.000.000 vnđ/tháng) và một số phần mềm khác của nước ngoài có giá dao động từ $10/tháng trở lên. 

 

7. Facebook Live



Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc sử dụng Facebook Live để quảng bá sự kiện của mình chưa? Facebook Live là một công cụ khá dễ sử dụng và nó còn nhiều lợi ích hơn chứ không đơn giản chỉ là phát trực tiếp sự kiện của bạn. Hãy tận dụng khoản thời gian trước chương trình chính thức để tạo sự thu hút với lượng khán giả khổng lồ trên Facebook như tổ chức các buổi phát trực tiếp để quảng bá về sự kiện của bạn. Bạn có thể trêu chọc khán giả của mình bằng các bản xem trước sự kiện, chẳng hạn như thông báo dàn nghệ sĩ, khách mời, các hoạt động hoặc những video cắt ghép ấn tượng, tạo sự tò mò cho khán giả.

 

Hãy yên tâm là Facebook Live là hoàn toàn miễn phí, trừ khi bạn muốn chạy quảng cáo với Facebook Ads.

 

8. Ứng dụng trên thiết bị di động



Ngày nay, những chiếc smartphone dường như là vật bất ly thân với mọi người. Vì thế, các ứng dụng sự kiện dành cho thiết bị di động được ra đời, đặc biệt là các ứng dụng phần mềm quản lý sự kiện, được tích hợp đầy đủ các chức năng như cập nhật thông tin, thị hiếu, giúp các nhà tổ chức sự kiện, các nhà tiếp thị nắm rõ được insight khách hàng, một vấn đề rất cần thiết khi muốn quảng bá sự kiện. Ngoài ra, các apps sự kiện còn cho phép các nhà lập kế hoạch tiếp thị và quảng bá sự kiện trực tiếp ngay trên ứng dụng, theo dõi được khán giả tương tác thế nào với sự kiện. Đồng thời cá nhân hóa trải nghiệm cho mỗi người tham dự thông qua một vài thao tác chạm, phản hồi các thông báo đẩy, thăm dò ý kiến ​​người dùng qua các bảng câu hỏi,...


Chi phí để truyền thông sẽ phụ thuộc vào ứng dụng mà bạn lựa chọn (app có sẵn hoặc viết app mới hoàn chỉnh chỉ dành riêng cho sự kiện của bạn) với mức giá trải dài theo nhu cầu từ miễn phí đến vài chục triệu đồng tùy vào nhu cầu sử dụng. 


9. Sprout Social



Sprout Social là một trong những công cụ quản lý mạng xã hội phổ biến ở nước ngoài nhưng vẫn còn khá xa lạ tại Việt Nam. Đây là một công cụ vô cùng cần thiết và hữu ích cho các nhà tiếp thị có mong muốn quảng bá sự kiện. Bạn có thể sử dụng Sprout Social để lên lịch xuất bản các bài quảng cáo sự kiện trên các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, Twitter, LinkedIn,... Ngoài việc cho phép bạn lên lịch trước các nội dung tiếp thị sự kiện trên các kênh truyền thông mạng xã hội, Sprout Social cũng cung cấp chức năng thống kê được mức độ phủ sóng của các bài quảng cáo và hiệu suất bài đăng.

 

Sprout Social có bản dùng thử trong 30 ngày để trải nghiệm, nếu muốn dùng tiếp thì bạn phải thanh toán $169/tháng (~3.887.000 vnđ) hoặc bạn thanh toán 1 lần cả năm thì sẽ còn $149/tháng (~3.427.000 vnđ)

 

10. Marketo



Một công nghệ tự động hóa tiếp thị phổ biến, Marketo giúp người dùng quảng bá các sự kiện và đẩy nhanh được các quá trình giúp cho ra kết quả đúng hạn. Một số tính năng phổ biến nhất của Marketo bao gồm quản lý khách hàng tiềm năng, tiếp thị trực tiếp người tiêu dùng, tiếp thị qua email, tiếp thị trên thiết bị di động và phân bổ doanh thu. Ngoài ra, với công cụ Marketo, hệ thống được tự động hóa sẽ giúp các nhà tiếp thị có thể tiết kiệm thời gian bằng cách giảm thiểu các công việc thủ công mà vẫn quảng bá hiệu quả các sự kiện.

 

Marketo hiện cũng có nhiều gói dịch vụ phù hợp cho từng loại đối tượng marketer.


 

11. Asana



Mặc dù công cụ này không liên quan trực tiếp đến việc tiếp thị sự kiện nhưng Asana sẽ giúp các nhà tiếp thị, luôn đi đúng hướng trong việc tạo và sắp xếp tất cả nội dung tiếp thị sự kiện như blogs, webinars, emails. Qua đó, bạn sẽ không sợ lệch hướng, trùng lặp hay chậm tiến độ quảng bá sự kiện của mình. Ngoài ra, là một công cụ quản lý dự án, Asana còn cho phép người dùng tạo nhiệm vụ, đặt ngày đến hạn, chỉ định công việc cho từng thành viên trong nhóm, tạo thẻ để sắp xếp các hạng mục và theo dõi tiến độ của các thành viên. Tất cả các nhiệm vụ được thao tác trên Asana đều được cập nhật cho những người có liên quan. Vì vậy, có thể dễ dàng phát hiện ra các lỗ hổng hoặc các hạng mục trùng lặp trong nội dung quảng cáo sự kiện.

 

Cũng như những công cụ khác, Asana cũng có bản dùng thử trong 30 ngày, sau đó, bạn có thể tự lựa chọn gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình, tham khảo chi phí tại link https://asana.com/ 


 

Kết luận

Bạn đã từng sử dụng công cụ nào trên đây để tiếp thị sự kiện của mình chưa? Bạn thấy ứng dụng nào phù hợp với mình nhất và cảm nhận của bạn ra sao? Hãy để lại chia sẻ ​trong phần bình luận nhé!


Loan Lê

Nguồn: Aventri