Ngoài 3D mapping, Hologram, Kinetics light hay AR... thì Digital water Curtain - màn nước kỹ thuật số cũng là một trong những công nghệ tạo ra hiệu ứng thị giác gây ấn tượng cho khán giả.


Và sự khác lạ này đã khơi dậy sự tò mò và ấn tượng cho tất cả những ai đã từng thấy, nhưng ít ai biết được cấu tạo của nó. Trong bài viết này, các bạn sẽ biết được nguyên lý hoạt động của màn nước và các sự kiện hoành tráng trong nước ngoài nước đã áp dụng như thế nào đối với màn hình nước kỹ thuật số này.


Nước chắc chắn là yếu tố bí ẩn trong các yếu tố tự nhiên, sự lên xuống và dòng chảy của nó trong tự nhiên đã là một cảnh tượng đẹp. Lấy cảm hứng từ thiên nhiên và cảm xúc của những người thưởng ngoạn, các chuyên gia đã nghiên cứu mang dòng chảy vào các màn trình diễn, sự kiện để “thôi miên” người tham dự, tạo ra một Key Moment ấn tượng.

Để hiểu rõ hơn hãy cùng StageVN tìm hiểu về một công nghệ không mới tại Việt Nam song lại ít được sử dụng, đó là Digital Water Curtain – công nghệ màn nước (điều khiển) kỹ thuật số.


Digital Water Curtain là gì?


Digital Water Curtain (tạm dịch: Màn nước điều khiển kỹ thuật số – DWC)  là một thiết bị hiện đại có nhiệm vụ hiển thị các chữ viết, đồ ảnh hoặc hình vẽ do người dùng thiết kế được hiển thị với sự trợ giúp của các giọt nước rơi xuống. Nó được xây dựng bằng một cổng có kích thước bất kỳ và kết nối không dây với máy tính bảng có thiết kế nội dung hiển thị. Bên dưới cổng là một bể nhỏ chứa nước rơi xuống. Không cần phải đổ đầy nước liên tục vì mạch nước đã đóng và từ bồn chứa nước sẽ quay trở lại bằng cách sử dụng một trong các cánh tay của thiết bị để tuần hoàn. Ở trên cùng của cổng máy in nước có rất nhiều lỗ nhỏ để nước chảy vào. Các mô-đun in được trang bị các van nhỏ điều khiển việc mở và đóng của chúng. Các van này hoạt động rất nhanh, nhờ đó hình ảnh nước được hiển thị mượt mà và chính xác.


Công nghệ này được sử dụng lần đầu tiên tại gian hàng khu công nghệ cao MiLla Digital. Mặc dù được khai trương trong thời gian diễn ra sự kiện hội chợ Zaragoza 2008 (Tây Ban Nha) nhưng đây lại là một công nghệ hiện đại được nghiên cứu và lên ý tưởng bởi phòng nghiên cứu Zaragoza Digital Mile tại MIT.


Nguồn: water-display


Ngoài những hình ảnh hiệu quả được "viết" bằng nước, màn hình nước hiện đại còn cung cấp thêm các phụ kiện. Vì nước được đặc trưng bởi độ trong suốt cao, các cổng máy in có thể được trang bị thêm một màn hình tối, nhờ đó các chữ khắc trên nước sẽ hiển thị rõ hơn dưới cái nhìn của người quan sát. Để làm cho toàn bộ chương trình hấp dẫn hơn, máy in nước cũng có thể có đèn LED tích hợp cho phép các chữ viết trên nước được đánh dấu bằng các màu khác nhau. 


Các thành phần lắp đặt của màn nước kỹ thuật số (DWC) 


Một hệ thống DWC cơ bản bao gồm các thành phần sau (Dựa trên thiết kế của hãng Safe-Rain):

Khung đỡ: Khung đỡ này có nhiệm vụ đưa module phân phối nước lên độ cao mong muốn.

Thùng chứa nước và máy bơm chìm: Thùng chứa nước bằng thép và một máy bơm có khả năng đảm bảo cung cấp dòng nước với áp lực cần thiết cho module phân phối nước. Trong giới hạn cho phép, nước được phun ra càng mạnh thì độ phân giải của các ký tự càng cao. Và để xử lý vấn đề áp lực nước, một bảng điện tử được trang bị với một bộ biến tần dùng để điều khiển máy bơm. Qua đó, lưu lượng dòng chảy được điều chỉnh một cách dễ dàng, từ đó các ký tự cũng sẽ được tạo ra một cách rõ ràng nhất.

Ống dẫn nước: Phần này bao gồm tất cả các ống dẫn nước cần thiết để kết nối bơm cùng với module phân phối nước, bao gồm 2 hệ thống ống chính là hệ thống ống cung cấp nước và hệ thống ống thu hồi nước – với mục đích tránh cho áp lực nước tăng lên quá cao tại cụm van phân phối, khi tất các van tại vòi phun đóng.

Module phân phối nước: Là thành phần chính của toàn bộ hệ thống. Đây là một hệ thống van phân phối, một phần ống vuông được khoan lỗ với số lượng 32 lỗ trên mỗi mét dài. Và tại mỗi lỗ sẽ có một van điện từ cùng một béc phun tương ứng. Những van điện từ này có thời gian phản ứng nhanh tương ứng với tín hiệu điện điều khiển.

Hệ thống bảo vệ và bảng điều khiển: Trong đó tất cả các thành phần, thiết bị đều có các trang bị đi kèm nhằm đảm bảo an toàn khi lắp đặt. Bảng điều khiển này cũng bao gồm bộ biến tần cho máy bơm. Thêm vào đó, tất cả các hệ thống khi hoàn tất sẽ đi kèm một panel, tích hợp máy tính và được cài đặt phần mềm điều khiển, trực quan và dễ sử dụng.


 

Nguồn: Backstage.vn


Phần mềm bộ điều khiển DWC


Phần mềm Controlidor là phần mềm mạnh mẽ và đáng tin cậy nhất dành cho các hệ thống Nước kỹ thuật số. Nó có thiết kế tùy chỉnh và giao diện thân thiện với người dùng để điều khiển tất cả các thiết bị lắp đặt một cách hoàn toàn tự động.

  • Người dùng có thể dễ dàng thiết kế nội dung của riêng họ bằng cách sử dụng giao diện đồ họa của chúng tôi.
  • Thư viện cơ bản bao gồm nhiều hình ảnh, văn bản và các mẫu nước.
  • Có thể chỉnh sửa chương trình thiết bị để tùy chỉnh lịch trình hàng ngày.
  • Màn nước kỹ thuật số có thể thay đổi màu sắc, hoa văn và hình dạng tự động hoặc nhảy theo nhịp điệu của bất kỳ bản nhạc nào được phát.
  • Controlidor cũng cho phép người dùng tương tác với rèm bằng điện thoại thông minh, máy tính bảng, v.v.
  • Điều khiển từ xa qua internet hoặc mạng nội bộ.


Nguồn: digitalwatercurtain


Các loại DWC tiêu chuẩn khác nhau


Hiện thế giới đã phát triển 5 mô hình tiêu chuẩn DWC, khác nhau về màn hình độ phân giải và các ứng dụng trong nhà / ngoài trời.

  • DWC25: lý tưởng cho các công trình ngoài trời, màn hình độ phân giải trung bình, lưu lượng lớn, khả năng hiển thị cao, cao tới 20m.
  • DWC40: dành cho các dự án ngoài trời / trong nhà. Màn hình độ phân giải tốt, cao tới 12m.
  • DWC50: dành cho các dự án trong nhà. Độ phân giải rất tốt, kích thước được tối ưu hóa.
  • DWC100: độ phân giải tuyệt vời, dành cho các dự án trong nhà.
  • DWC3D: ma trận nước ba chiều, thể tích và kiểu nước tuyệt vời. Có sẵn ở các độ phân giải và kích thước màn hình khác nhau.


DWC trong công nghệ


Để tạo ra những tiết mục trình diễn ấn tượng tại sự kiện với màn hình nước thu hút người tham dự các chuyên gia đã không ngừng nghiên cứu phát triển sự kết hợp giữa màn hình nước với các công nghệ khác như đèn Laser, màn hình chiếu, ánh sáng.


Nguồn: water-display


 Một vài lưu ý khi lắp đặt hệ thống DWC, đặc biệt tại sự kiện


  1. Hệ thống khung truss đỡ cho module phân phối nước cần được tính toán kĩ để đảm bảo khả năng chịu lực, nhất là những sân khấu có chiều ngang lớn – đồng thời cần xác định chiều cao trần để cho ra chiều cao khung đỡ phù hợp (Một số nhà sản xuất recommend không nên lắp đặt vòi phun ở độ cao trên 4m).
  2. Phần sân khấu cần được tính toán để có chỗ lắp đặt thùng chứa nước (ẩn dưới sân khấu hoặc trên sân khấu, tùy thiết kế) và cần có nắp đục lỗ để che thùng chứa nước lại (trong trường hợp lắp đặt ẩn dưới sân khấu).
  3. Xung quanh phần thùng chứa nước, nếu có thể nên đặt vào bên trong một thùng khác hoặc trải bạt, tránh trường hợp nước bị rò rỉ ra ngoài gây những hậu quả không lường trước.
  4. Hệ thống dây điện, nếu được lắp đặt dưới sân khấu, nên để xa thùng chứa nước và đưa lên cao, tránh trường hợp rò rỉ nước gây chập điện. Các thiết bị như đèn, hoặc màn hình LED… nếu không có tiêu chuẩn chống nước thì tốt nhất cũng nên để ở một khoảng cách an toàn, nhất là với những đèn để trên sàn sân khấu.
  5. Hệ thống DWC có thể hoạt động cả ngoài trời và trong nhà, tuy nhiên nên sử dụng ở trong nhà và được đặt trước một Background tối để đảm bảo nhìn rõ. Đồng thời không nên sử dụng trong môi trường gió mạnh vì sẽ làm thay đổi đường di chuyển của giọt nước, dẫn đến hình ảnh không rõ ràng hoặc nước bị văng vào những khu vực không mong muốn.
  6. Sử dụng nước sạch cho hệ thống DWC để đảm bảo là hình ảnh được hiển thị tốt nhất đồng thời các vòi phun không bị kẹt.
  7. Khi kết hợp trình chiếu, nhà sản xuất Aquatic Show đặc biệt lưu ý nên sử dụng máy chiếu chiếu từ phía sau DWC.
  8. Sau khi lắp đặt xong nên đổ nước vào thùng chứa nước và kiểm tra thật kỹ vấn đề rò rỉ của bồn chứa và Rehearsal thật kỹ để tìm ra các yếu tố không mong muốn có thể xảy ra và tìm cách khắc phục.
  9. Nên xác nhận với Venue về phần này, nhất là khi diễn trong các Ballroom của khách sạn, ví dụ như việc mang trang thiết bị vào hoặc khu vực lấy nước, cách vận chuyển nước tới thùng chứa…
  10. Hoàn toàn những nội dung trên là những lưu ý dựa trên hiểu biết cá nhân. Rất mong anh/chị đã có cơ hội thực hiện bổ sung những kinh nghiệm khi sử dụng hệ thống này.


DWC tại các sự kiện trong và ngoài nước

 

1. Ứng dụng DWC với các sự kiện trong nước


  • Launching Dưỡng da cao cấp Artistry Hydra V


Nguồn: Backstage.vn


  • Sự kiện Tổng kết hàng năm VietinBank 2016

 

Nguồn: Backstage.vn

 

2. Ứng dụng DWC với các sự kiện ngoài nước


Trên thế giới, công nghệ này đã được ứng dụng từ rất lâu, hãy cùng xem một vài màn biểu diễn tiêu biểu sử dụng công nghệ này


  • Celine Dion muốn cống hiến cho khán giả một đêm chung kết hoành tráng bằng cách hát bài hát nổi tiếng nhất của cô ấy “My heart will go on” cùng với DWC xoay quanh cố định cô ấy cho buổi biểu diễn tại Caesars Palace ở Las Vegas từ năm 2010 đến năm 2019


Nguồn:aquatic-show

 

  • Màn biểu diễn của Dima Bilan tại MUZ-TV Awards – cũng là màn trình diễn đỉnh cao tại Lễ trao giải MUZ-TV Awards 2014.


Nguồn: Backstage.vn

 

  • Sự kiện Art & Light Festival tại Furdenheim, France năm 1983 với sự kết hợp hoàn hảo của màn nước với laser và pháo hoa


Nguồn: aquatic-show

  • Ma trận nước 3D, Paris


Nguồn: digitalwatercurtain

 

  • Màn nước kỹ thuật số tròn tại The Pointe Bahamas.


Nguồn: digitalwatercurtain


Bằng việc kết hợp water curtain với trình chiếu video hay biểu diễn ánh sáng sẽ tạo nên những hiệu ứng hình ảnh vô cùng nghệ thuật và ấn tượng, phù hợp với những màn biểu diễn nghệ thuật đỉnh cao, tạo nên key moment hút mắt từ màn sóng nước.

 

 

Trân Võ

Nguồn: Backstage và các nguồn khác