Ba người họa sĩ trẻ: Nguyễn Thành Nhân, Nguyễn Đức, Nguyễn Duy Nhật đã mang tình yêu cháy bỏng với nghệ thuật, thổi hồn vào không gian của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM bằng những tác phẩm mãn nhãn dành cho người thưởng thức. Ngoài thể hiện niềm đam mê bất tận với hội họa, các họa sĩ trẻ còn “rong rả tung hứng” những thông điệp tích cực tới mọi người.


Giờ thứ 9 - Giờ của đam mê


Khi trưởng thành, con người ta thường sống trong một vòng lặp thời gian của sự bộn bề mà phải tạm gác đi những đam mê sâu trong chính họ. Thế nhưng giờ đây, những sự hối hả, tấp nập ấy đã được các họa sĩ chuyển biến thành bức tranh phản chiếu những góc nhìn trần trụi của cuộc sống. Đồng thời đây là cách để các họa sĩ giữ ngọn lửa đam mê hội họa trong mình luôn âm ỉ cháy. 


Nguồn: Báo Tuổi Trẻ


Nguồn: Báo Thanh Niên


Họa sĩ Nguyễn Thành Nhân đã ví thời gian được sáng tác là giờ quý giá và chia sẻ rằng: “Qúy lắm! Vì được bỏ lại thế giới mặc định để lao vào đam mê. Anh em khi bên tấm toan và màu vẽ giống như được lên cái đỉnh của riêng mình”. Hay là Nguyễn Duy Nhựt cũng từng tâm sự rằng: “Cũng may gia đình, vợ con không ai xâm chiếm khoảng không này của mình. Nếu không, em là điên mất!”. Dù ba họa sĩ đã làm rất nhiều những công việc khác nhau nhưng họ có chung một niềm đam mê với nghệ thuật. Họ mang cái chất riêng của bản thân lên từng nét vẽ, góp thành trải nghiệm sáng tác thú vị với gần 80 tác phẩm cho triển lãm.


Giờ để tìm lại chính mình


Đối với các họa sĩ, họ cho rằng thời gian được sáng tác nghệ thuật chính là lúc con người thật của họ được bộc lộ ra như là được trở về với thế giới an nhiên của họ. Qua quá trình khám phá các góc nhìn sâu sắc về hội họa kết hợp với thiền định, những người họa sĩ đã tạo ra những tác phẩm độc đáo, đậm tính cá nhân, khiến người xem hiểu được nội tâm tác giả và ý nghĩa thực của cuộc sống. 


Nguồn: Báo Tuổi Trẻ


Họa sĩ Nguyễn Duy Nhựt đã chia sẻ “thế giới quan” của mình thông qua sự đa dạng từ không gian lập thể, đến biểu hiện cụ thể rồi trừu tượng và siêu thực bằng việc bố trí các khối hình và sử dụng màu sắc tương phản. Họa sĩ khai thác những phần bên trong con người mình, sự cân bằng trong nội tâm để thể hiện rõ tư duy và cá tính mạnh mẽ trong sáng tác. Người xem dường như có thể đoán được trọng lượng của các đối tượng mà anh thể hiện trong bức tranh ấy.


Nguồn: Báo Tuổi Trẻ


Tranh của Nguyễn Đức mang lại vẻ đẹp tự nhiên, dễ cảm nhận nhưng thể hiện được tầm nhìn bao quát rộng về những gì ta thấy thường ngày. Những suy nghĩ của Nguyễn Đức được biểu hiện cụ thể trên từng mảnh ghép trong bức tranh bằng những lớp vẽ mỏng thấp thoáng màu trắng tinh khiết của canvas. Cùng với những nét vẽ tinh tế còn cho người xem thấy màu sắc của dòng chảy hiện đại đi cùng bao giấc mơ khát khao về tương lai tươi sáng. 


Nguồn: Báo Thanh Niên


Họa sĩ Nguyễn Thành Nhân thì lại có lối đi riêng, anh nhẹ nhàng bộc bạch những sự thật về nhịp sống trong tâm thế vô cùng trừu tượng, như một cách phản ánh sự trần trụi của cuộc đời. Hình ảnh trong tranh của Nguyễn Thành Nhân không trừu tượng một cách mạnh mẽ, mà được giao hoa từ những tơ sóng tạo nên màu sắc hài hòa như bầu trời thấu suốt xuống đáy nước thăm thẳm. Dường như tác giả muốn cho ta thấy mọi thứ trong vũ trụ, từ vô hình hay hữu hình, đều có rung động dù là nhỏ nhất…


Nguồn: Báo Thanh Niên


Nguồn: Báo Thanh Niên


Nguồn: Báo Thanh Niên

Kết lại


Triển lãm Giờ thứ 9 đã thu hút đông đảo người tới thưởng thức bởi những nét vẽ uyển chuyển mang đậm sắc cá tính riêng của từng họa sĩ. Họ đã thành công mang nghệ thuật trừu tượng thành đơn giản, gần gũi, dễ giao thoa với cuộc sống và mang lại năng lượng tích cực, cùng thông điệp về đam mê với những người yêu nghệ thuật. 

Triển lãm Giờ thứ 9 diễn ra đến ngày 29.10 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.



Biên tập: Hoài Anh

Nguồn: Tổng hợp