Kể từ khi Facebook tuyên bố trở thành một “công ty Metaverse” và đổi tên thành “Meta”, khái niệm về vũ trụ thực tế ảo đã trở thành một phần của cuộc trò chuyện hàng ngày. 

Thế giới ảo đang mở ra những lĩnh vực mới cho sự tham gia của cộng đồng. Hãy tưởng tượng bạn được cấp phạm vi không giới hạn để tạo sự kiện của mình, bạn có thể tổ chức nó ở bất cứ đâu bạn muốn và bạn có thể cung cấp cho người tham dự bất kỳ trải nghiệm nào mà bạn muốn cho người tham dự trải nghiệm.


Metaverse là gì?

Metaverse là một tập hợp các thế giới ảo, nơi mọi người có thể tạo và khám phá với những người khác không ở trong cùng một không gian thực với bạn. Bạn có thể đi chơi với bạn bè, làm việc, vui chơi học hỏi, sáng tạo và hơn thế nữa…

Là một mạng lưới mở rộng bao gồm các thế giới 3D được kết xuất liên tục theo thời gian thực và các mô phỏng hỗ trợ liên tục của danh tính, đối tượng, dữ liệu và quyền, đồng thời có thể được trải nghiệm đồng bộ bởi số lượng người dùng không giới hạn, mỗi người sẽ có một cảm giác hiện diện riêng biệt.  

Thế giới ảo đang tạo ra những cách mới để thu hút cộng đồng. Thế hệ trẻ ngày nay đang dần thích nghi với công nghệ 3D và VR, đây cũng là cơ hội tuyệt vời để ngành sự kiện khám phá một phương thức mới để kết nối với cộng đồng. Từ những thứ đơn giản như bộ lọc Snapchat, AR đến màn hình hiển thị trong thời gian thực ở ba chiều, Metaverse sẽ mở ra cơ hội sáng tạo và đắm chìm kỹ thuật số theo cách chưa từng thấy trước đây đối với ngành sự kiện.



Những hoạt động bên trong của Metaverse

Metaverse chủ yếu là được hỗ trợ bởi ba loại công nghệ: Virtual reality (VR), Augmented reality (AR), Mixed reality (MR)


1. Virtual Reality (VR) 

Là một hoạt động nhập vai trải nghiệm hay còn gọi là máy tính mô phỏng thực tế. Đây được xem là một phiên bản quen thuộc nhất của Metaverse. Công nghệ này cho phép bạn vào một thế giới ảo như một avatar,một thế giới của những khả năng vô hạn - trong không gian ảo bạn có thể xây dựng cho riêng bạn.



Kể từ đầu năm 2020, khi đại dịch bắt đầu ập đến, nhiều người trong chúng ta đã quen với việc tham dự các sự kiện trực tuyến, mà chúng ta thường gọi là “sự kiện ảo”. Loại “sự kiện ảo” này đã tạo ra một không gian cần thiết khi chúng ta không thể gặp mặt trực tiếp. Không ngừng lại ở đó, sự phát triển trong công nghệ VR ngày nay đã mở ra cho người tham dự cơ hội tham gia sự kiện dưới dạng “avatar” của chính họ. Không giống như các sự kiện được tổ chức trong phòng hòa nhạc, phòng hội nghị, sân vận động, v.v., nền tảng Metaverse có thể gần như không giới hạn về số lượng khách có thể tham dự và mọi người đều có thể ở hàng đầu của hành động - không cần xô đẩy hoặc xếp hàng sớm.


2. Augmented Reality (AR)



Là một phần công nghệ hứa hẹn sẽ nâng cao trải nghiệm của con người. Đây là một xu hướng rất được mong đợi trong các sự kiện. Người tham dự có thể sử dụng AR thông qua điện thoại của mình tuy nhiên trải nghiệm này vẫn còn khá hạn chế, thay vào đó kính thông minh AR sẽ giúp người tham dự tương tác dễ dàng hơn với thế giới kỹ thuật số và cung cấp nhiều lợi ích để nâng cao trải nghiệm trực tiếp. Nói một cách đơn giản, kính thông minh có thể cho phép người tham dự phóng to và thu nhỏ sân khấu để có các nhìn rõ hơn về diễn giả và về bài thuyết trình của họ trong một căn phòng lớn.


3. Mixed Reality (MR)



Với sự trở lại của các sự kiện trực tiếp, chúng ta bắt đầu nói về sự kết hợp các sự kiện cách để tích hợp giữa các trải nghiệm ảo và trực tiếp để mang đến cho khách tham dự nhiều trải nghiệm ở những phương diện khác nhau.


Hiểu một cách đơn giản thì MR là sự kết hợp của 2 công nghệ là Virtual Reality (VR) và Augmented Reality (AR), bên trong MR những yếu tố của thế giới thực và ảo sẽ tương tác ảnh hưởng với nhau, nó nắm giữ các thông tin từ thế giới thực bên trong một không gian ảo, kết hợp tạo thành một sự dung hòa hoàn chỉnh.

Điểm đặc biệt của MR là nó tạo nên sự tương tác qua lại, nếu AR chỉ hiện thị đồ hoạ hay văn bản trên nền thế giới thực, thì MR tập trung vào hệ thống, tạo ra sự liên kết giúp cho môi trường, không gian xung quanh có đầy đủ các tiện ích, đa phương tiện lẫn tính giải trí.




Những dự án Metaverse nổi bật


1. Decentraland 

Decentraland là một nền tảng thực tế ảo (Virtual Reality – VR) được phát triển trên nền tảng blockchain Ethereum, cho phép người dùng tạo ra một nền kinh tế mô phỏng dựa trên các token để sở hữu đất đai trong thế giới ảo với những tương tác 3D.. Thậm chí đây còn được xem như một “thành phố thu nhỏ” khi có thể xây dựng một hội nghị ảo, mua sắm, xem nhạc, nghỉ dưỡng hoặc làm bất cứ việc gì bạn muốn.



Lễ hội Metaverse


Đưa âm nhạc kỹ thuật số vào cuộc sống tồn tại trong một vùng đất được mã hóa là một điểm nhấn ấn tượng. Bắt đầu vào ngày 21 tháng 10, Lễ hội Metaverse Decentraland sẽ chào đón hơn 80 nghệ sĩ trên 5 sân khấu tại địa điểm hoàn toàn mới của Decentraland và mang tất cả những dự án NFT nổi bật cùng kết hợp trong một bữa tiệc lớn kéo dài 4 ngày.


2. Tuần lễ thời trang Metaverse (MVFW)

Từ ngày 24-27 tháng 3, các thương hiệu cao cấp cùng với các thương hiệu gốc kỹ thuật số và lâu đời - bao gồm Dolce & Gabbana, Tommy Hilfiger, Forever 21, DKNY và Estée Lauder - bước vào thế giới ảo để giới thiệu trong Tuần lễ thời trang Metaverse (MVFW). Sự kiện kéo dài bốn ngày này có các buổi trình diễn trên sàn runway, hoạt động thương hiệu, trải nghiệm tương tác, những bữa tiệc thân mật với màn trình diễn của các nghệ sĩ, bao gồm cả Grimes và cơ hội mua sắm trên các cửa hàng trực tuyến - rất giống một tuần lễ thời trang IRL, nhưng được đưa vào không gian của Metaverse nơi có nhiều yếu tố dịch chuyển hơn



3. Lễ trao thưởng Clevai

Clevai Awards là giải thưởng vinh danh học sinh tiêu biểu do Clevai sáng lập, nhằm khuyến khích thế hệ trẻ Việt Nam tiếp cận công nghệ thời thượng thế giới và trở thành các chuyên gia công nghệ hàng đầu trong tương lai. Clevai Awards 2022 tổ chức trong Metaverse Decentraland, sự kiện đặc biệt trao thưởng cho Top 5 học sinh Clevai xuất sắc đạt giải Vàng hoặc Kim cương cao nhất trong các cuộc thi Toán quốc tế & châu lục, đồng thời vinh danh Top 20 học sinh của Clevai được giải Vàng, Bạc cuộc thi quốc tế, quốc gia uy tín. Sự kiện được tổ chức vào ngày 26/3 tại văn phòng Clevai Việt Nam và trực tuyến trên vũ trụ ảo Metaverse Decentraland.




4. Sự kiện ra mắt của Samsung



Sự kiện đặc biệt diễn ra tại Samsung 837X, một toà nhà ảo mà Samsung đã xây dựng trên Decentraland, được thiết kế để trở thành bản sao của trung tâm trải nghiệm hàng đầu tại New York. Samsung 837X đã có mặt từ lâu nhưng chỉ mới đây nó mới được sử dụng làm địa điểm tổ chức sự kiện.


Kết luận

Nhu cầu ngày càng tăng về trải nghiệm sự kiện ảo cũng giúp thúc đẩy một kỷ nguyên của sự đổi mới trong công nghệ sự kiện. Các nhà lập kế hoạch sự kiện hiện đang sử dụng các công cụ mới để nâng cao trải nghiệm của các đối tác - người tham dự, nhà tài trợ, nhà cung cấp nội dung và chủ sở hữu sự kiện. Họ sử dụng các dữ liệu để phân tích hành vi, từ đó có được những chiến lược thu hút người tham dự, bất kể họ tham gia từ đâu…

Mỗi sự kiện có thể sẽ là thế giới ảo riêng của nó với những trải nghiệm mới và sáng tạo mới cho người tham dự. Điều thú vị nhất về công nghệ mới này cho các chuyên gia tổ chức sự kiện là cơ hội sáng tạo vô tận. Tổ chức sự kiện ở bất cứ đâu bạn muốn, chọn bất kỳ điều gì, và không ràng buộc bởi bất cứ điều gì. 

Nguồn: IMEX Report

Biên dịch: Thảo Mai