Vài năm trở lại đây, tổ chức sự kiện đang dần trở thành một lĩnh vực thu hút đông đảo sự quan tâm của giới trẻ. Tuy tiềm năng phát triển tại Việt Nam là rất lớn, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ thế nào là tổ chức sự kiện.


Tổ chức sự kiện là một khái niệm được hình thành và phát triển từ lâu đời. Xét về mặt thời gian, lịch sử đã ghi nhận những sự kiện đầu tiên được tổ chức là các lễ hội dân gian hay các nghi thức cung đình cổ xưa có từ thời đại các Vua Hùng và gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết (Vua Hùng mở hội dâng sính lễ gả Mỵ Nương trong điển tích Sơn Tinh – Thủy Tinh, hội thi nấu bánh cúng tổ tiên vào ngày Tết trong chuyện Bánh chưng – Bánh giầy, lễ hội làng Gióng được đề cập trong Sự tích Thánh Gióng…).


Trong thời hiện đại, cùng với sự phát triển của đất nước, một số loại hình sự kiện khác cũng được ra đời như hội nghị cấp cao, họp báo, triển lãm, chương trình ca múa nhạc, đại hội thể thao…


Tổ chức sự kiện là… ?

Xét trong hoạt động marketing, tổ chức sự kiện là một hình thức tạo ra dấu ấn của thương hiệu trong công chúng. Để làm được điều này đòi hỏi người tổ chức sự kiện phải trải qua nhiều công đoạn, từ việc lên ý tưởng, xây dựng kịch bản, thiết kế các hạng mục cho đến thi công và tổ chức. Tất cả chúng đều phải gắn với mục đích truyền tải những thông điệp mà người tổ chức sự kiện mong muốn đến với đối tượng mục tiêu.


Nghề “làm một biết mười”

Sôi nổi và thú vị trên thị trường trong những năm gần đây, tổ chức sự kiện đã trở thành một ngành học được đào tạo chính quy tại một số trường đại học. Từ đây, các bạn trẻ sẽ được học hỏi những kỹ năng làm nghề cần thiết và có thể được tạo điều kiện tiếp cận với môi trường tác nghiệp thực tế. Tuy nhiên, học chuyên về tổ chức sự kiện cũng chưa thể hoàn toàn đảm bảo bạn sẽ thành công với nghề này trong tương lai.


Không giống như những ngành nghề khác, tổ chức sự kiện đòi hỏi người làm nghề phải biết linh hoạt kết hợp nhiều lĩnh vực khác nhau và có kiến thức bao quát ở nhiều chuyên ngành. Để xây dựng concept phù hợp cho chương trình, người tổ chức sự kiện phải am hiểu sâu sắc lĩnh vực hoạt động của thương hiệu khách hàng. Đó có thể là ngành xây dựng, ngành tài chính-ngân hàng, ngành du lịch… Không những vậy, người làm nghề còn cần phải hiểu rõ về marketing và truyền thông để lập kế hoạch cho sự kiện, phải có hiểu biết về sân khấu và văn hóa nghệ thuật, và cả những kỹ năng mềm “chiến lược” như phân tích, thuyết trình, thuyết phục khách hàng… 


Từ ý tưởng trên giấy đến lúc triển khai thực hiện lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Khi ấy, người tổ chức sự kiện sẽ phải làm việc với các đơn vị về sản xuất, từ địa điểm tổ chức, sân khấu, âm thanh, ánh sáng cho đến MC, ca sĩ, nhóm nhảy, nhân sự hỗ trợ… Bạn thử nghĩ xem, điều gì sẽ xảy ra nếu người tổ chức sự kiện không có kinh nghiệm làm việc với các đơn vị này?


Nói không ngoa, tổ chức sự kiện chính là nghề “làm một biết mười”. Bạn sẽ phải không ngừng nghiên cứu và tìm tòi ở tất cả lĩnh vực. Mở rộng quan hệ xã hội, trau dồi kĩ năng giao tiếp chính là chìa khóa để người làm sự kiện bước đi một cách dễ dàng hơn trên con đường sự nghiệp của mình.


z2798824971163 3f072f464509bbfe22476b118eb876d2


Không dành cho những “kẻ khờ mộng mơ”

Nếu bạn đến với nghề tổ chức sự kiện chỉ vì muốn được tham gia vào các chương trình hoành tráng mà bạn thường thấy trên tivi hay để được gặp gỡ nhiều ca sĩ, diễn viên thần tượng… thì đừng quá mong đợi khả năng tiến xa trong nghề này. Thậm chí, bạn có thể bỏ nghề chỉ trong khoảng từ một đến ba năm.


Tổ chức sự kiện là nghề rất cực nhọc, đòi hỏi nhiều chất xám và thể lực ở nhân sự trong ngành; là nghề của những áp lực, những giây phút căng thẳng khi sắp đến giờ diễn ra sự kiện; là nghề của những bữa ăn vội hay thức khuya để thi công sân khấu. Chung quy, tổ chức sự kiện chưa bao giờ là nghề “rợp bóng hoa hồng” như chúng ta thường nghĩ.


Nghề của những vinh quang thầm lặng

Giây phút tuyệt vời nhất của người làm nghề tổ chức sự kiện chính là những lúc đứng bên trong cánh gà sân khấu hay bên cạnh bàn điều khiển kỹ thuật và chứng kiến “đứa con tinh thần” của mình – chương trình sự kiện được khán giả tham dự tán thưởng, tung hô trong sự hào hứng tột cùng. Chính khoảnh khắc đó, người làm sự kiện như được vỡ òa trong miền cảm xúc của thành công, của vinh quang “không chói lóa”. Từ đó, những xúc cảm mãnh liệt ấy trở thành một nguồn năng lượng tinh thần tích cực, giúp họ thêm động lực để sống bền với nghề, để không ngừng bừng cháy ngọn lửa đam mê trong chính trái tim họ.


Bạn có sẵn sàng trở thành người tổ chức sự kiện?

Hiện nay, lựa chọn dấn thân vào lĩnh vực tổ chức sự kiện là hướng đi của rất nhiều bạn trẻ ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường Đại học. Để có thể theo đuổi đam mê và gắn bó với nghề, đó chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Thấu hiểu nhu cầu này của những người trẻ, Apex Training Hub - một chương trình đào tạo kỹ năng và gắn kết cộng đồng của Apex Multimedia, hân hạnh ra mắt khóa học SỰ KIỆN THỰC CHIẾN, với sự chỉ dẫn tận tâm từ bộ đôi chuyên gia tổ chức sự kiện: Chị Lê Quỳnh Thư – Founder & CEO Apex Multimedia và Anh Nguyễn Đình Thân – Founder & CEO Prosound Center Vietnam. Nội dung khóa học được đúc kết từ những kinh nghiệm suốt hơn 20 năm trong ngành tổ chức sự kiện và âm thanh ánh sáng chuyên nghiệp của các giảng viên, hứa hẹn sẽ là khóa học với đầy đủ những kiến thức mang tính thực tiễn mà bạn đang tìm kiếm.

Thông tin chi tiết xem tại đây: https://tinyurl.com/dangkyath11