Khi tình hình dịch bệnh phần nào nằm trong tầm kiểm soát thì những xu hướng tổ chức sự kiện nào sẽ thịnh thành trong năm nay?
Các chuyên gia sự kiện cần lưu ý những gì?
1. Xu hướng hoạt động trong ngành
Các sự kiện trực tiếp (Live Event) sẽ bùng nổ từ quý II/2021
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Event nói riêng đã chịu không ít thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra. Chẳng hạn như sự trì trệ liên tục của hàng loạt liveshow: “Tri âm” của ca sĩ Mỹ Tâm, “The Veston” của ca sĩ Hà Anh Tuấn…Mặc dù đã có loạt những tin tức về việc thử nghiệm vaccine thành công, nhưng thời gian đưa vào tiến hành thực nghiệm vẫn chưa được xác định cụ thể.
Liveshow: “Tri âm” của ca sĩ Mỹ Tâm
Từ quý II/2021, các sự kiện trực tiếp sẽ bắt đầu hoạt động trở lại khi tình hình dịch bệnh đã nằm trong tầm kiểm soát. Đương nhiên, bên cạnh đó việc tuân thủ các quy định y tế và hạn chế tiếp xúc là điều không thể tránh khỏi. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp đính kèm tên thương hiệu vào các sản phẩm thiết yếu mùa dịch như: khẩu trang hay nước rửa tay mini. Điều đó không chỉ vừa giúp người tham gia sự kiện an tâm mà còn là cách thức Marketing hiệu quả.
Luôn tập trung vào chiến lược sự kiện hướng về Hybrid Event (sự kiện kết hợp) dự phòng cho những tình huống xấu nhất là bài học kinh nghiệm đắt giá cho các nhà kế hoạch sự kiện.
Liveshow “The Veston” của ca sĩ Hà Anh Tuấn mở đầu chuỗi liveshow vào đầu quý II/2021
Nhu cầu sự kiện cho các doanh nghiệp (ra mắt, hội nghị…) tiếp tục tăng cao
Cũng giống như khoảng thời gian trước đây, khi tình hình dịch bệnh có chuyển biến theo chiều hướng tích cực, việc đi lại không còn bị giới hạn thì nhu cầu du lịch cũng như tổ chức sự kiện lại sẽ rồ lên một cách mạnh mẽ. Cho nên các Agency cần nắm bắt điều này, từ đó cung cấp các dịch vụ và giải pháp hỗ trợ phù hợp.
Hơn nữa, những tháng đầu năm 2021 cũng là khoảng thời gian quý báu để trau dồi và cung cấp thêm các khoá đào tạo nội bộ nhằm nâng cao năng lực. Cải thiện các mối quan hệ sẵn có và tinh chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp.
Đưa chiến lược và cách quản lý sau đại địch sẽ là bài học kinh nghiệm tiếp theo cho các nhà lập kế hoạch sự kiện.
Nguồn: Priscilla Du Preez
2. Xu hướng trải nghiệm khách hàng
Cá nhân hoá trải nghiệm của khách tham dự
Sự khác biệt là điều mà ai cũng mong muốn được trải nghiệm. Viết nên hành trình đầy thú vị và độc đáo sẽ mang lại sự hài lòng cho khách tham dự sự kiện. Mặc khác, “cá nhân hoá” các sản phẩm như thẻ đeo hay quà lưu niệm in họ tên hoặc khắc thương hiệu nhãn hàng cũng sẽ để lại nhiều ấn tượng. Và trong năm 2021 thiết kể trải nghiệm sẽ là xu hướng dẫn đầu trong ngành tổ chức và quản lý sự kiện.
Nguồn: Inked Writers
Các sự kiện ảo cần được nâng cấp hơn bao giờ hết
Thiếu sự đầu tư về mặt kỹ thuật cũng như cách điều hành đã chưa mang lại cho người tham dự những trải nghiệm thực tế là thách thức lớn nhất đối của các sự kiện ảo (Virtual Event) tại Việt Nam. Các vấn đề cơ bản như tốc độ đường truyền Internet, chất lượng sản xuất, hình ảnh, âm thanh, ánh sáng...là điều mà một chuyên gia tổ chức sự kiện cần chú tâm đến. Đừng quên rằng tổ chức event ảo cũng là một hình thức nghệ thuật. Và góp phần nâng cấp giá trị nghệ thuật đó thì đầu tư vào thiết bị và kết nối WiFi là thứ tất yếu để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Nguồn: Accelevents
3. Xu hướng xây dựng sự kiện
Tính bền vững đang trở thành nhu cầu cần thiết
Dẫu trực tiếp hay gián tiếp thì tổ chức sự kiện luôn để lại một khối lượng lớn chất thải từ nhựa của người tham gia và thảm, banner, đồ trang trí...từ các nhà tổ chức sản xuất. Điều này cần phải thay đổi. Những người sáng tạo sự kiện hứa hẹn sẽ mang đến những sản phẩm xanh thân thiện với môi trường.
Chính vì thế, 2021 là năm của sự khởi đầu. Cũng đã có những những hành động vượt ra ngoài các biện pháp đơn giản để bắt tay vào sản xuất các sự kiện sử dụng vật liệu tái sử dụng hoặc tái chế.
Nguồn: Eventbrite
Công nghệ đang được cải tiến để đảm bảo an toàn trong đại dịch
Những cải tiến trong công nghệ luôn mang lại trải nghiệm thú vị cho khách tham dự. Chẳng hạn:
Thiết bị bluetooth (Wearable Tech) đã trở nên phổ biến trong việc check-in, kết nối trong các hoạt động sự kiện… Khi sự kiện trực tiếp (Live Event) đang quay trở lại, trong điều kiện dịch bệnh vẫn chưa được ngăn chặn hoàn toàn, với các thiết bị thông minh này, bạn sẽ được thông báo khi có ai đó đến quá gần so với quy định giãn cách xã hội. Không những vậy, trên thế giới, nhiều thiết bị còn có tính năng lưu hồ sơ tiếp xúc để theo dõi và liên hệ khi bất kỳ ai có kết quả dương tính với COVID-19 sau sự kiện.
Nhận dạng khuôn mặt vẫn là một công nghệ tương đối mới và đang phát triển. Gần đây, nó đã được ứng dụng trong ngành tổ chức sự kiện dưới dạng công cụ check-in. Vì đảm bảo an toàn sức khỏe vẫn là yếu tố được ưu tiên hàng đầu trong năm tới, đồng thời tính năng nhận dạng khuôn mặt có thể xác minh danh tính mà không cần tiếp xúc, nên đây sẽ là cách để người tham dự check-in nhanh chóng và tiện lợi. Một điều đặc biệt là khẩu trang sẽ không làm ảnh hưởng đến hệ thống này, nhờ cập nhật các thuật toán cho phép hệ thống nhận ra một người chỉ cần dựa vào nửa trên khuôn mặt của họ. Do đó, công nghệ này là một lựa chọn đáng xem xét cho các sự kiện trực tiếp (Live Event) và kết hợp (Hybrid Event) vào năm 2021.
Nguồn: Eventbrite
Không chỉ ngừng lại ở việc đương đầu với Covid-19 mà sự đổi mới và cải tiến vẫn luôn là thách thức lớn cho những nhà tổ chức sự kiện. Trước hết, ta cần tận dụng tối đa mọi cơ hội và bắt kịp các xu hướng nhằm hoàn thiện hơn, phát triển hơn và mang đến những chương trình, sự kiện trực tiếp đầy ấn tượng!
Nguồn: Brands Vietnam - VEG