SỰ KIỆN THÀNH CÔNG KHÔNG CHỈ ĐO BẰNG ĐỘ LỚN SÂN KHẤU MÀ BẰNG TRẠNG THÁI CẢM XÚC
Chúng ta có thể đầu tư hàng trăm triệu cho âm thanh ánh sáng, thuê nghệ sĩ nổi tiếng, dựng sân khấu ấn tượng – nhưng nếu người tham dự không trải qua được một hành trình cảm xúc trọn vẹn, họ sẽ ra về với ấn tượng… “đẹp đó, nhưng quên liền”.
Trong khi đó, một sự kiện thật sự thành công là khi người tham dự:
- Cảm thấy được kết nối, được lắng nghe
- Đi qua nhiều trạng thái cảm xúc: tò mò, hứng khởi, bất ngờ, thăng hoa, lắng đọng
- Nhớ lại và kể lại cho người khác với ánh mắt rạng rỡ
“Người ta không nhớ bạn tổ chức sự kiện gì. Họ chỉ nhớ họ đã cảm thấy như thế nào khi tham dự nó.” — Bill Nguyen
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào cách tư duy, xây dựng và triển khai hành trình cảm xúc cho người tham dự.
PHẦN 1: TẠI SAO PHẢI THIẾT KẾ HÀNH TRÌNH CẢM XÚC?
CẢM XÚC – “VẬT LIỆU VÔ HÌNH” CỦA MỘT SỰ KIỆN CÓ ẢNH HƯỞNG
1. Cảm xúc là yếu tố điều khiển trí nhớ & hành vi
- Người ta không nhớ thông tin – người ta nhớ cảm xúc gắn với thông tin đó.
- Cảm xúc tích cực làm tăng khả năng chia sẻ (word of mouth), giữ chân (loyalty) và quay lại (re-attendance).
2. Sự kiện là nơi thương hiệu chạm vào trái tim – hoặc bị lãng quên
- Một thông điệp truyền thông có thể khiến người ta “biết”.
- Một sự kiện chạm vào cảm xúc sẽ khiến người ta thay đổi nhận thức và hành vi.
3. Khi bạn không chủ động thiết kế cảm xúc – cảm xúc sẽ… hỗn loạn
- Người tham dự có thể thấy chán, mệt, rối loạn, hoặc thậm chí bị "over-stimulated" nếu event dồn dập mà thiếu kịch bản cảm xúc.
- Kết quả là: họ nhớ “nhức đầu” chứ không nhớ bạn làm gì.
PHẦN 2: MÔ HÌNH 5 GIAI ĐOẠN CẢM XÚC TRONG SỰ KIỆN
Đây là một FRAMEWORK 5E tôi phát triển dựa trên nghiên cứu từ các sự kiện quốc tế, có thể áp dụng cho mọi loại hình sự kiện nào... (hội nghị, hội thảo, ra mắt sản phẩm, triển lãm…)
PHẦN 3: NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ HÀNH TRÌNH CẢM XÚC
1. Bắt đầu bằng cảm xúc, không phải format
- Đừng bắt đầu bằng “làm show hay làm triển lãm?”
- Hãy bắt đầu bằng câu hỏi: “Người tham dự nên cảm thấy gì trong suốt chương trình?”
2. Tạo “khoảnh khắc ký ức”
- 1–2 khoảnh khắc chạm cảm xúc thật sâu sẽ đáng giá hơn 100 slide trình chiếu.
- Những khoảnh khắc “signature” nên được đặt ở giai đoạn Elevate hoặc Embrace.
3. Thiết kế điểm chạm bằng đa giác quan (multi-sensory)
- Sử dụng âm thanh – ánh sáng – mùi hương – chạm tay – chuyển động… để khơi dậy cảm xúc.
4. Đừng dồn dập – hãy có nhịp
- Hành trình cảm xúc cần có nhịp điệu: nhanh – chậm – thăng – lắng.
- Cũng giống như một bản nhạc: không thể toàn cao trào, cũng không thể toàn trầm.
PHẦN 4: CÂU HỎI KIỂM TRA – DÙ LÀ SỰ KIỆN GÌ
- Người tham dự nên cảm thấy gì trong từng giai đoạn?
- Khoảnh khắc nào sẽ khiến họ nhớ mãi & kể lại?
- Sau sự kiện, cảm xúc đó sẽ được kéo dài bằng cách nào?
KẾT LUẬN: THIẾT KẾ CẢM XÚC LÀ NỀN TẢNG CỦA SỰ KIỆN CÓ ẢNH HƯỞNG
Chúng ta có thể chạy một chương trình trơn tru, đẹp mắt – nhưng nếu thiếu cảm xúc, nó sẽ bị lãng quên. Ngược lại, một sự kiện được thiết kế cảm xúc bài bản sẽ in sâu vào trái tim người tham dự, tạo ra sự khác biệt lâu dài cho thương hiệu.
“Một sự kiện thành công không chỉ giải trí - Nó lay động trái tim khán giả" — Bill Nguyen