Trong thần thoại Hy Lạp, cách các vị thần tạo dựng nên vũ trụ và sự sống luôn là những câu chuyện huyền bí mê hoặc người đọc. Từng những mẫu chuyện có liên quan đến những vị thần trên đỉnh Olympus, cách họ tạo dựng nên sự sống từ sơ khai đều là những nguồn cảm hứng đắt giá đối với các chuyên gia tổ chức sự kiện.
Concept Thần thoại Hy Lạp
Thần thoại Hy Lạp là một tổ hợp nền văn hóa đa dạng và là một kho tàng lớn để khai thác cho các thông điệp của sự kiện. Chủ đề tình yêu và nghệ thuật có vẻ đang được các nhà tổ chức sự kiện “săn đón” nhiều nhất nhờ sự đặc sắc của chúng.
Những sự kiện được xây dựng theo concept này thường sẽ như đưa khách tham dự thoát ly khỏi không gian nguyên bản của địa điểm tổ chức, đi đến một không gian Thời kỳ Hoàng kim tráng lệ của Pericles. Các phong cách hội họa Thần Thoại – Phục Hưng – Đương Đại – Sắp Đặt và các chất liệu cổ đại như đá, thạch cao chính là một trong những yếu tố cần hướng đến.
Điểm qua hai sự kiện mang concept thần thoại Hy Lạp
Olympus - The Land of Love: đám cưới của Á Hậu Thúy An - Hoa Hậu Việt Nam 2018
Vào ngày trọng đại nhất của đời mình, Á Hậu Thúy An đã quyết định chọn concept Thần thoại Hy Lạp, biến không gian lễ đường trở thành một cung điện thiêng liêng cao hơn những tầng mây, nơi tôn vinh tình yêu của cô dâu và chú rể trong sự chúc phúc của các vị thần.
Bên ngoài Foyer là nơi thể hiện concept khá rõ ràng, hiện diện như một góc bảo tàng hội họa cổ xưa, nơi lưu trữ những kỷ vật quý giá của nghệ thuật, của tình yêu vĩnh cửu. Để làm được điều đó, bên cạnh hạn chế các vách thạch cao để phân bổ không gian, team thiết kế đã nghiên cứu vật liệu đặc biệt trong kiến trúc Phục Hưng để đưa vào sử dụng, như bàn đá cạnh khối và các cụm kê hình vuông cơ bản. Đồng thời, không gian được tạo điểm nhấn bằng các thức cột La Mã, chi tiết mái ngang được trang trí theo họa tiết cổ điển tượng trưng cho các không gian đền đài thời cổ đại. Đặc biệt là cách sắp đặt các pho tượng mô phỏng kiệt tác hội họa một cách “có dụng ý”, khi hướng nhìn của tượng trong cụm không gian mang tính đối xứng – một trong những đặc điểm nổi bật của phong cách nghệ thuật Phục Hưng.
(Nguồn: Je t’aime Art)
Je t’aime Art khai thác Nghệ thuật Sắp Đặt dựa trên những yếu tố nguyên thuỷ nhất của tự nhiên để tái dựng lại hình ảnh các vị thần trên đỉnh Olympus: AIR – EARTH – FIRE – WATER – SPIRIT, tạo ra vũ trụ với những khuôn thước hoàn mỹ và bất biến theo thời gian. Trong vũ trụ đó, cô dâu – chú rể là trung tâm của vạn vật, tình yêu của họ đại hiện cho SPIRIT (linh hồn) – thành tố trung tâm, cho “tỷ lệ vàng”, cho sự vĩnh cửu, và cho những gì hoàn hảo nhất mà các vị thần đã tạo dựng.
(Nguồn: Je t’aime Art)
Show The Valley of Goddess của NTK Đỗ Long
Mở màn cho đêm cuối cùng trong chuỗi Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam Vietnam International Fashion Week 2020, bộ sưu tập “The Valley Of Goddess” trở thành dấu mốc tiếp theo trong sự nghiệp thời trang của Đỗ Long.
Thông điệp lần này của BST là Nữ thần Hy Lạp, để tương xứng với sự khắc họa vẻ đẹp phồn thực, sàn runways đã được set up và trang trí theo phong cách Thần Thoại và Đương Đại. Dựa vào nghệ thuật sắp đặt, các bàn đá cạnh khối, các thức cột La Mã và điểm nhấn là những bức tượng thạch cao của các vị thần đỉnh Olympus được sắp xếp đầy nghệ thuật, góp phần làm nổi bật trang phục các nữ thần của The Valley of Goddess.
(Nguồn: Aquafina Vietnam International Fashion Week 2020)
Góp phần tạo nên concept của show diễn không thể không nhắc đến phần âm thanh và ánh sáng. Mở màn show diễn, các nữ thần thoắt ẩn thoắt hiện bên các khối đá và thức cột khiến khán giả như được đưa đến đỉnh Olympus. Phần âm nhạc trình diễn vừa mang âm hưởng cổ điển lẫn thời trang làm toát lên cảm giác lạc vào thế giới thần thoại. Nhìn về phía màn hình LED chính là Key Visual như đưa tất cả lên cao hơn cả tầng mây.
(Nguồn: Aquafina Vietnam International Fashion Week 2020)
Xem toàn bộ Show diễn The Valley of Goddess:
Những điều tạo nên một sự kiện mang phong cách Thần thoại Hy Lạp?
Để tạo nên được một concept sẽ phải tốn rất nhiều thời gian cũng như chất xám để sắp xếp các ý tưởng lại sao cho hợp lý và truyền tải được thông điệp. Dưới đây chỉ là những gì mình tìm hiểu được sơ lược và chia sẻ.
1. Thiệp mời
In lời mời ra giấy màu cũ và cuộn lại, cố định bằng dây đay.
2. Khách mời
Một "danh sách VIP" của các vị thần và nữ thần Hy Lạp. Các chàng trai có thể hóa trang thành Zeus, Apollo, Dionysus, Poseidon hoặc Hades. Danh sách VIP của phụ nữ nên bao gồm ít nhất Aphrodite, Athena, Gaia, Hera, Nike và Persephone. Nếu cần một chút “tha hóa”, hãy cân nhắc đến Medusa và Cyclops.
3. Trang trí
- Lên ngay pinterest hoặc colorhunt để tìm cho mình một bảng màu đầy cổ điển và thần thoại.
- Cây thường xuân chính là thứ điểm xuyết sắc xanh.
- Các tượng thạch cao, thức cột, bàn đá, nếu tiệc đêm có thể trang trí theo đèn neon tròn hoặc tam giác.
4. Quà lưu niệm
Vòng hoa ô liu (hay còn gọi là vương miện của vòng nguyệt quế) nên sẵn sàng cho mỗi khách khi đến.
5. Thức ăn
Phục vụ salad Caesar, mì ống và nho.
6. Đồ uống
Chuẩn bị nhiều rượu vang đỏ và một bát ambrosia (thức uống của các vị thần ban cho sự bất tử).
7. Dress Code
Dĩ nhiên là những trang phục phù hợp với Thần thoại Hy Lạp. Toga chính là một trong những gợi ý hàng đầu.
Lời kết
Thần thoại Hy Lạp quả là nguồn cảm hứng tuyệt vời trong tổ chức sự kiện. Qua đó có thể khơi dậy hứng thú của những ai bắt gặp nó. Hy vọng bài viết sẽ gợi sự tò mò trong bạn, giúp bạn khám phá ra nhiều điều mới!
Biên tập: Phan Minh Thư
Nguồn: https://jetaimeart.com/vi/cau-chuyen-olympus-the-land-of-love/
http://blog.turnupgear.com/party-theme-greek-mythology/