Trong khi The Eras Tour còn đang làm “điên đảo” cộng đồng mạng trên các nền tảng mạng xã hội. Thì hãy cùng Stage! Vietnam điểm qua những sân khấu “đắt giá” nhất trong mùa Tour của Taylor Swift nào!


The Red Tour (2013 - 2014) 


The Red Tour là chuyến lưu diễn thứ ba của Taylor Swift nhằm quảng bá cho album phòng thu thứ tư của cô mang tên Red . Chuyến lưu diễn diễn ra ở 4 châu lục và thu về 150,2 triệu USD. 



Taylor Swift dùng hai sân khấu trong suốt một buổi diễn. Sân khấu chính có ba cầu thang và một sàn diễn mở rộng về phía khán giả. Sàn diễn tại Bắc Mỹ, châu Âu và châu Đại Dương có dạng hình bán nguyệt chia thành ba lối đi bao bọc hai chỗ trống dành cho hạng vé đứng ở giữa. Lối đi giữa sàn diễn chứa một đường băng có thể nâng cao vài mét và xoay vòng. 

Trang bị trên sân khấu là hệ thống pháo sáng, hệ thống đèn LED, 9 màn hình lớn (bao gồm một videowall cong kết hợp bởi năm màn hình nhỏ chắn trước sân khấu) và hai thang máy đưa Taylor Swift lên xuống hậu trường. 



Đối với các sân vận động, Ban tổ chức của The Red Show đã sử dụng hệ thống mái che dựng trên bốn trụ thép của Stageco cho sân khấu chính. Sân khấu B nhỏ hơn nằm phía còn lại của địa điểm biểu diễn, ở giữa có một bục xoay hình tròn nâng lên, là nơi Taylor Swift trình diễn các bài hát cùng đàn guitar. Hệ thống sân khấu tại phần lớn các nhà thi đấu còn bao gồm một chiếc lồng bay trên đầu khán giả, giúp Taylor Swift di chuyển từ sân khấu B về sân khấu chính.



The 1989 World Tour (2015)


The 1989 World Tour là chuyến lưu diễn thứ tư của Taylor Swift. Chuyến lưu diễn tiếp tục đi qua 21 sân vận động, 32 nhà thi đấu đa năng và hai lễ hội âm nhạc tại 55 thành phố ở châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Đại Dương trước khi kết thúc tại Úc.



Sân khấu A (sân khấu chính) là sân khấu lớn nhất, là vị trí của các thành viên trong ban nhạc. Có hai thang máy và bốn phòng thay đồ riêng dành cho Taylor Swift, cho các vũ công, cho ca sĩ hát bè và cho ban nhạc nằm dưới sân khấu.



Nối giữa sân khấu A và sân khấu B là sân khấu được xây dựng dành riêng cho Taylor Swift, có tính năng là một trong những loại sàn catwalk do Taylor Swift và những người cộng sự thiết kế. Đó là một dạng sân khấu kiểu cánh quạt và có thể chứa 13 người trong khi di chuyển. Sân khấu này có thể xoay tròn không giống như bất kì loại sân khấu dạng chuyển động nào trước đó và phải mất 6 tháng để thiết kế, xây dựng và thử nghiệm. Đặt dưới sân khấu là 62 tấm sàn để cho phép nó di chuyển trên đường ray như một đầu tàu.




Reputation Stadium Tour (2018)


Taylor Swift’s Reputation Stadium Tour là chuyến lưu diễn hòa nhạc của Taylor Swift. Bao gồm 53 buổi biểu diễn. Và điều đặc biệt, đây là chuyến lưu diễn đầu tiên được tổ chức ở 100% sân vận động.



Bộ thiết bị tùy chỉnh bao gồm một bức tường video LED tự động được trang bị cho một sân khấu chính video LED lớn, hai sân khấu vệ tinh cũng như hai chiếc sàn treo gondola hay còn gọi là sàn gôn bay mà Taylor Taylor Swift di chuyển để đi từ sân khấu chính đến các sân khấu vệ tinh của nữ nghệ sĩ. 

2 cột được tạo thành từ 3 màn hình dọc và một khung màn cong. Khi tất cả các cột ghép cùng nhau, xuất hiện dưới dạng một bức tường màn hình lớn có hình chữ V cong. Khi các cột được tách ra, chúng có thể tạo thành 2 phần riêng biệt, 48 màn hình trình chiếu riêng lẻ và có thể tạo ra hơn 30 giao diện chương trình khác nhau. Mỗi cột được trang bị 6 Nav (hệ thống treo gồm máy kéo, cáp thép, ròng rọc) và 4 vách ngăn hoạt động như đơn vị mô-đun hỗ trợ các màn trình diễn để người biểu diễn bay từ đó.

Sân khấu bao gồm hai đường băng rộng 4,9m kéo dài 18m ra phía khán giả. Ngoài sân khấu chính, đội ngũ đã xây dựng hai sân khấu vệ tinh 12m x 18m. nằm ở phía đối diện của sân vận động với sân khấu chính. Để di chuyển phạm vi 85m từ sân khấu chính đến các sân khấu vệ tinh của mình, Taylor đã thực hiện chuyến bay trên một trong hai chiếc sàn gôn bay (trang trí với hình tượng một con rắn và hình tượng một chòm sao).



Màn hình lớn hiển thị hình ảnh 2D đem lại cảm giác gần như giống cả 3D đem lại cảm giác như không gian 3 chiều, và những hình ảnh những con rắn 3D khổng lồ ở khắp nơi trong sân vận động đang ra sức “ngoe nguẩy” như thật, một chiếc bập bênh sức chứa lên được cả chục người.



Kết luận


Các sân khấu luôn được thiết kế rất cầu kỳ và đầy sáng tạo, với sự kết hợp giữa ánh sáng, âm thanh, đèn LED và hiệu ứng để tạo ra một không gian âm nhạc đầy ấn tượng và đáng nhớ. Từ sân khấu hình hộp của The Red Tour đến sân khấu đậm chất thập niên 80 của The 1989 World Tour cả sân khấu mang đến nhiều trải nghiệm đa chiều nhất của Reputation Stadium Tour, các sân khấu của Taylor Swift Tour đã tạo ra những trải nghiệm âm nhạc độc đáo và mang tính cách mạng cho khán giả trên toàn thế giới.

Biên tập: Thi Thi

  Nguồn: Tổng hợp