Có thể nói tổ chức sự kiện là một trong những ngành nghề nổi bật trong việc tạo môi trường trao đổi gặp gỡ, giao lưu với bạn hàng, đối tác, với các cơ quan truyền thông hay cơ quan công quyền nhà nước. Với sự phát triển một cách nhanh chóng, điều này dẫn đến nhu cầu về dân sự cũng ngày một tăng theo. Nắm bắt cơ hội đó, rất nhiều bạn yêu thích và có định hướng theo công việc sáng tạo đầy mới mẻ này.
Và vì đâu ngành sự kiện lại có được sức hút đến như vậy?
1. Môi trường “va chạm” đầy trải nghiệm
Tổ chức sự kiện không phải là việc chỉ ngồi một chỗ, có thể nói mỗi ngày làm sự kiện là cả một hành trình được tiếp xúc nhiều người hơn, biết nhiều điều hơn thông qua môi trường làm sự kiện. Hơn cả, những chuyến đi xa sẽ như mở ra cả một vùng trời mới, được gặp gỡ những con người mới và tiếp thu nhiều bài học mới.
Nguồn: Canva
2. Tự nâng cấp bản thân
Người trong nghề hay ví rằng ngành sự kiện chẳng khác gì “làm dâu trăm họ”. Cần phải biết cách hành xử đúng mực và giữ mối quan hệ mật thiết giữa nhiều bên liên quan, bởi trong quá trình hành nghề phải tiếp xúc với đủ loại người khác nhau từ tính cách, ngoại hình đến trình độ, văn hóa. Bởi lẽ đó, ta sẽ học được cách thay đổi từ phong cách từ bên trong đến sự chỉnh chu từ bên ngoài để có thể ứng biến phù hợp trong môi trường làm việc. Và đây cũng là nghề bắt buộc ta luôn hoàn thiện bản thân một không ngừng nghỉ.
Nguồn: Canva
3. Đề cao tính sáng tạo, sự mới mẻ
Tại sao lại nói như vậy, bởi lẽ sự kiện là kết quả của sáng tạo, của ý tưởng luôn đổi mới không rập khuôn máy móc. Vì thế, để làm sự kiện là không thể thiếu sự sáng tạo. Và đây sẽ là nơi của những ý tưởng độc đáo, của những bộ óc với sự sáng tạo biến hóa khôn lường.
Nguồn: Canva
4. Học, học nữa, học mãi
Làm việc trong môi trường sự kiện này trao dồi kiến thức mỗi ngày là một điều vô cùng tất yếu. Bởi, đây được xem là một ngành nghề được thao thoa kết hợp bởi rất nhiều lĩnh vực khác nhau và kiến thức tổng hợp ở nhiều chuyên ngành khác nhau. Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc cũng đã cho ta cơ hội được học tập bằng cách trải nghiệm thực thế, tai nghe-mắt thấy-tay làm.
Nguồn: Canva
5. Cơ hội tự thách thức chính mình
Đi sớm, về khuya, phơi nắng, dầm mưa là chuyện thường ngày như cơm bữa của dân ngành sự kiện. Là nghề của áp lực, căng thẳng đầy mệt mỏi, nhất là mấy đêm liền không ngủ chạy deadline, setup hiện trường,… trong những ngày gần kề sự kiện. Nhưng không gì ngăn nổi niềm đam mê cháy trong mình, chỉ cần còn đam mê là còn sống mãi với nghề và luôn tìm được niềm vui trong quá trình làm việc.
Nguồn: Canva
6. Tu luyện kỹ năng – hạn chế rủi ro
Ngành nào cũng vậy, quan trọng nhất là phải đúng giờ và biết quản lý quỹ thời gian hợp lý. Đặc biệt trong sự kiện, đây sẽ là nhân tố tác động trực tiếp đến sự thành bại của cả chương trình. Là một dân chuyên phải biết cách chi phối quản lý thời gian trong công việc lẫn ngoài cuộc sống. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân.
Ngoài ra, khi đứng trước rủi ro vẫn phải luôn giữ thế chủ động, giữ một cái đầu lạnh, một tinh thần thép để loại bỏ vấn đề.
Nguồn: A Skift Brand
7. Làm vạn điều nhỏ nhặt không tên
Đến với nghề, bạn còn cơ hội làm hàng tá việc nhỏ nhặt của một nhân viên hậu cần. Từ ủi trang phục, trang trí sân khấu đến tìm đối tác hay liên hệ ca sĩ,…Tuy nhỏ nhưng qua đó bạn sẽ biết thêm được nhiều điều mới mẻ và tạo thêm nhiều mối quan hệ trong công việc.
Nguồn: Shutterstock
8. Mức thu nhập không giới hạn
Đây chính là điểm thu hút nhất trong nghề sự kiện. Mức thu đa dạng tùy vào vị trí, khả năng làm việc cho đến thưởng tăng ca hay chạy đêm và vô số mức thưởng khác.
Nguồn ảnh: Event Skift
Là người đứng sau sân khấu, nhưng chính những tràng vỗ tay, lời khen ngợi của mọi người dành cho chương trình đã tiếp thêm nguồn động lực giúp ta mãi vững tin bước tiếp trên con đường đã chọn.
Nguồn: Gala Việt