Đối với mỗi sự kiện, mọi người thường xem rằng ánh sáng là điều không quá phức tạp trong mỗi chương trình, nhưng với tư cách là người làm sự kiện chuyên nghiệp, bạn càng biết nhiều về ánh sáng thì bạn càng có thể làm được nhiều điều để thu hút khách tham dự và tạo ấn tượng bằng những trải nghiệm đáng nhớ.
Cách tốt nhất để tạo hiệu ứng ánh sáng tốt là tìm hiểu các mẹo về ánh sáng trong các sân khấu kịch nổi tiếng hay ở các vở trình diễn ballet huyền thoại... Bởi vị tại đây, ánh sáng như là một yếu tố quan trọng góp phần khơi gợi cảm xúc và tâm trạng cho người xem. Và dĩ nhiên với sự kiện cũng thế, rõ thấy nhất là việc tạo cảm xúc trong những buổi lễ đám cưới, kịch hay đêm nhạc... thông qua yếu tố ánh sáng.
1. CÁC KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG CƠ BẢN ĐỂ KHÁCH THAM DỰ THẤY RÕ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN SÂN KHẤU
Để khán giả xem được rõ các hoạt động, đạo cụ, nhân sự trình diễn... trên sân khấu thì chúng ta cần đảm bảo rằng phải cung cấp đủ nguồn sáng, vậy nguồn ánh sáng sẽ được bố trí như thế nào:
- Ánh sáng chính và toàn sẽ đặt ở phía trước sân khấu và từ hai hướng hơi khác nhau chiếu vào
- Ánh sáng bổ sung hai bên để tạo thêm độ nét. Có thể cân chỉnh cường độ 2 bên để tạo ra hiệu ứng đổ bóng theo mong muốn
Fan Meeting Phạm Quỳnh Anh – Việc sử dụng và bố trí các nguồn sáng phù hợp để gương mặt ca sĩ luôn đầy đủ ánh sáng
Nguồn ảnh: Google
- Ánh sáng nền tạo một phông nền màu lấp lánh và mờ ảo phía sau nhân sự trình diễn.
Nguồn ảnh: Google
- Sử dụng Spotlight để thu hút mọi người hướng ánh nhìn về điểm đặc biệt gì đó
Nguồn ảnh: Google
Việc phối hợp và sử dụng các kỹ thuật chiếu sáng cơ bản này sẽ giúp tạo nên sự khác biệt và gây ấn tượng với khách tham dự hơn.
2. KẾT HỢP GIỮA MÀU SẮC, CHUYỂN ĐỘNG CỦA ÁNH SÁNG
Trong các phần trình diễn, màu sắc và cường độ của ánh sáng sẽ được đạo diễn điều khiển thay đổi liên tục tùy theo ý đồ của tiết mục. Việc này càng tăng thêm sự chú ý và khiến khán giả tập trung vào một người, nhóm người hay một khu vực nào đó trên sân khấu. Khi MC bước ra sân khấu và chào khán giả hay một vũ công biểu diễn từ bên này sang bên kia, ánh sáng kết hợp sẽ cuốn ánh nhìn của khán giả theo họ.
Các loại đèn đều có thể tạo ra sự chuyển động, hãy kết hợp chúng và tạo ra một màn trình diễn ánh sáng cho toàn bộ chương trình hoặc trong từng phần chuyển để tăng thêm sự đặc biệt và thu hút sự chú ý của khán giả.
Màu sắc và cường độ chính là cách mà ánh sáng sẽ giúp bạn kể được câu chuyện của mình
- Màu sắc có thể phản ánh được concept, mood & tone mà sự kiện của bạn muốn truyền tải. Nó sẽ giúp thay đổi và gia tăng tâm trạng ngay lập tức vì mỗi màu sẽ gợi lên nhưng cảm xúc khác nhau. Màu sắc mang tone nóng sẽ tạo cảm giác ấm áp, lãng mạng... hoặc màu sắc mang tone lạnh sẽ tạo ra cảm giác buồn, trầm lặng, rùng rợn...
Sử dụng màu sắc ánh sáng để góp phần tạo nên sự ấm cúng cho không gian
Nguồn ảnh: Google
- Cường độ ánh sáng sẽ giúp bạn thu hút được sự chú ý của khán giả và ra hiệu rằng sắp đến phần cao trào hay trầm lặng của phần trình diễn hoặc tạo ra một không gian huyền bí…
Việc phân bổ cường độ ánh sáng hợp lí tạo sự huyền ảo, độc đáo cho không gian sự kiện
Nguồn ảnh: Google
Ngoài ra việc ứng dụng đèn Gobos, sử dụng ánh sáng tạo các hình ảnh phù hợp để chiếu lên không gian sự kiện cũng là 1 cách làm cho không gian vốn buồn tẻ trở nên độc đáo hơn.
Ngày nay, với công nghệ, thiết bị hiện đại, chúng ta có thể làm được rất nhiều thứ với ánh sáng. Là người làm sự kiện chuyên nghiệp, khi đã nắm được công dụng, hoạt động và các kỹ thuật chiếu sáng khác nhau thì bạn sẽ là người biến sự kiện của mình trở nên đặc sắc hơn, độc đáo hơn và gây ấn tượng đặc biệt cho cả khách hàng lẫn khách tham dự.
Nguồn: Heroic Productions
Dịch và biên soạn: Lương Nguyễn
Operations Supervisor – VEG – Vietnam Event Group