Các sự kiện Livestream ngày càng trở nên phổ biến trong giai đoạn xã hội phải giãn cách và hạn chế những sự kiện tụ tập đông người. Những nhà tổ chức sự kiện đang ngày càng nâng cao những kĩ năng trong việc quản lý cũng như tổ chức những sự kiện Livestream. Với những lý do đó, việc sử dụng hình thức nào cho các sự kiện Livestream sẽ là lựa chọn tốt nhất và phù hợp nhất để thể hiện được mong muốn của khách hàng? 

Dưới đây là những lưu ý khi tổ chức sự kiện Livestream có thể giúp bạn thực hiện tốt hơn cho sự kiện tiếp theo của bạn.


1. KHOẢNG CÁCH GIỮA NHỮNG NGƯỜI TRÊN SÂN KHẤU

Trong thời gian dịch bệnh, việc tổ chức một sự kiện đã là vấn đề khó khăn với số lượng nhân sự phải hạn chế hết mức trong một địa điểm tổ chức. Từ môi trường làm việc studio hay văn phòng thì việc giữ an toàn cho đội ngũ nhân viên làm việc tại sự kiện là điều rất quan trọng. Những biện pháp giữ khoảng cách an toàn luôn là tiêu chí đặt lên hàng đầu trong quá trình diễn ra sự kiện.

Đặc biệt đối với những sự kiện Livestream, những diễn giả, MC, hay điều phối viên đều phải được đứng trên những chiếc vạch đã được đánh dấu sẵn trên sân khấu với khoảng cách ít nhất 2m. Trong quá trình ghi hình, họ có thể di chuyển giữa các nơi trong không gian sự kiện một cách linh động, nhưng vẫn cần phải đảm bảo giữ được vị trí an toàn với người đối diện. Ngoài ra, những “thủ thuật” trong quá trình ghi hình cũng góp phần tạo nên sự linh động, không gây nhàm chán cho người xem như bố trí 1 máy quay cận từng cá nhân để có thể thấy rõ những hành động, phản ứng của từng người, đồng thời 1 máy quay toàn để thấy diễn biến toàn bộ sân khấu và sự tương tác với nhau trên sân khấu. Bằng cách này, người xem có thể nhìn thấy cuộc trò chuyện giữa hai người một cách thoải mái và tự nhiên mặc dù họ vẫn đang giữ một khoảng cách an toàn - thậm chí họ có thể ở những vị trí riêng biệt.


Certain segments of the Byrdie Beauty Lab, which filmed at L.A.’s Goya Studios on Sept. 24, required four speakers to be on stage at once. To ensure proper distancing—without having to make the stage larger—producer Matt Stoelt opted for sleek plexiglass dividers.

Giữ khoảng cách và có vách ngăn giữa các khách mời

Nguồn ảnh: Google Images


2. CHIA NHIỀU KHU VỰC THAY VÌ CHỈ CÓ MỘT SÂN KHẤU

Thay vì làm cho sân khấu lớn hơn để nhiều người có thể xuất hiện với một khoảng cách an toàn thì việc làm nhiều khu vực nhỏ với những thiết kế, trang trí riêng theo phong cách khác nhau cho từng người thì cũng là một ý tưởng khá là hay và sáng tạo. Điều này cũng tạo thú vị và thích thú hơn cho người xem.

Thử nghĩ xem nhiều người xuất hiện những chỉ với một sân khấu, một màn hình LED, một khung cảnh đó thì sẽ khá nhàm chán nhưng khi mỗi người xuất hiện trên những khung cảnh khác nhau với nội dung diễn thuyết/trình diễn khác nhau sẽ giúp bạn cảm thấy rất thú vị vì có sự thay đổi, linh động và bạn cũng sẽ mong chờ đến phần diễn thuyết của người tiếp theo và tự hỏi “Chà, không biết khung cảnh tiếp theo sẽ thú vị thế nào nhỉ?”


“We always recommend that talent wear a color that flatters them, and does not clash with the stage set,” says Whyte. At the RAMMYS event, “The majority of our talent wore colors that popped against the black-and-white backdrops but didn’t compete with the color blocking of the sets.”Nguồn ảnh: Google Images


3. THIẾT KẾ

Việc đưa ra thiết kế sân khấu, bối cảnh phù hợp, linh hoạt, có chiều sâu… là một trong những quyết định quan trọng và sẽ tác động rất lớn để trải nghiệm của người xem. Nếu như chi phí không quá nhiều, có lẽ bạn chỉ cần một sân khấu và màn hình LED cũng đủ để thể hiện được những nội dung mà bạn muốn truyền tải đến cho người xem. Với màn hình LED, bạn có thể làm khác đi một chút như lắp cong, làm thêm mảng LED chéo 2 bên để tạo chiều sâu thay vì chỉ một màn hình LED thẳng. Ngoài ra nếu có thể, hãy trang trí thêm một chút vật dụng phù hợp theo concept như cây, hoa… hay mô phỏng lại một không gian nào đó như phòng làm việc với bàn, tủ, kệ sách… hay những mô hình liên quan sản phẩm, thương hiệu.


Sân khấu Livestream với thiết kế sân khấu viền nẹp trắng, hai cánh LED xéo và màn sao để tạo chiều sâu


Ngoài ra, thay vì dùng thiết kế sân khấu cứng cố định thì việc sử dụng phông nền xanh để có thể tùy chỉnh đa dạng hơn bằng việc sử dụng sân khấu ảo với các hiệu ứng 3D sẽ tạo rất nhiều sự thú vị cho chương trình Livestream của bạn.

Sự kiện họp báo trực tuyến của Kinh Đô sử dụng quay key phông xanh

Nguồn ảnh: Kinh Đô


Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ hiện nay, việc áp dụng công nghệ AR và đặc biệt là XR sẽ làm cho chương trình của bạn đặc sắc, độc đáo và chân thực hơn, điều này sẽ giúp người xem của bạn có trải nghiệm tốt nhất và có được sự hài lòng từ khán giả. Tuy nhiên phần chi phí cho công nghệ này cũng khá là “chua” đấy.



Công nghệ thực tế ảo tăng cường được thực hiện bởi Trần Linh

Nguồn Video: Motix


Một yếu tố cũng rất quan trọng trong thiết kế đó chính là sự phối màu:

- Với sân khấu thật thì việc bố trí các hạng mục trang trí trên sân khấu phải được bố trí và cân đối màu sắc sao cho phù hợp để tạo nên trải nghiệm tốt nhất về thị giác cho người xem.

- Sân khấu ảo cũng tương tự nhưng vì tất cả đều nằm trong không gian ảo nên cách bạn thiết kế để tạo chiều sâu và tỉ lệ đúng như thật sẽ rất quan trọng. Chính vì thế chi phí cho hình thức này không nhỏ một chút nào.


4. ÁNH SÁNG

Đối với các sự kiện offline thì việc sử dụng ánh sáng thường để tạo được không gian phù hợp theo concept, còn đối với các sự kiện trực tuyến thì hầu như bạn chỉ cần đảm bảo ánh sáng đầy đủ để phục vụ cho việc ghi hình. Việc đó sẽ giúp tăng độ rõ nét của hình ảnh cho phần ghi hình và đảm bảo người xem sẽ thấy hình ảnh rõ nét full HD trên màn hình.


Nguồn sáng bố trí đầy đủ cho sự kiện Livestream


5. SỰ TƯƠNG TÁC TRỰC TUYẾN

Đối với những khách mời của chương trình ở xa, không thể đến tham dự trực tiếp được thì phần lớn các khách mời sẽ ghi hình trước và phát lại video vào ngày diễn ra sự kiện. Tuy nhiên để tăng sự tương tác trực tiếp và làm cho người xem có trải nghiệm thật và tốt hơn thì bạn có thể kết nối tín hiệu trực tiếp với họ qua các nền tảng như Zoom, Microsoft Teams… và phát tín hiệu cùng một lúc để kết nối, trò chuyện trực tiếp giữa MC, khách mời, người xem… Điều này sẽ giúp cho chương trình của bạn thú vị và thực tế hơn, tạo trải nghiệm tốt hơn cho người xem


Kết nối nhiều tín hiệu và tương tác trực tuyến giữa MC và khách mời

Nguồn: VALORANT – Vietnam & 500Bros Studio


Hy vọng qua một số chia sẻ nho nhỏ trên sẽ giúp mọi người có sự chuẩn bị và thực hiện các chương trình trực tuyến tốt hơn nhé.



 Lương Nguyễn

Operations Supervisor – VEG – Vietnam Event Group