Bài viết này sẽ phân loại các thói quen trong ngày thành 3 phần theo thời gian bao gồm: buổi sáng trước giờ làm việc, trong giờ làm việc và buổi tối sau giờ làm việc. Nào cùng bắt đầu nhé!


NHỮNG THÓI QUEN BUỔI SÁNG CÁC EVENT PLANNER NÊN SỬ DỤNG ĐỂ CÓ ĐƯỢC SỰ HỆ THỐNG VÀ TẬP TRUNG



1. Cải thiện sức khỏe thể chất


Có nhiều cách để cải thiện thể chất đơn giản và một vài thói quen sau đây chỉ cần bạn duy trì trong một khoảng thời gian thì chắc chắn bạn sẽ bất ngờ về kết quả mình nhận được:


  • Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, làm vườn và thậm chí nấu ăn.
  • Kéo căng cơ thể của bạn. Hãy thử các bài tập buổi sáng tuyệt vời mà bạn có thể tìm trên Youtube để tăng cường năng lượng.
  • Uống đồ uống buổi sáng lành mạnh như nước lọc (ấm), nước chanh tươi, trà mật ong… và đừng lạm dụng cà phê.
  • Thực hiện một số bài tập thở. Nó sẽ giúp bạn cảm nhận mọi thứ chậm rãi và ổn định hơn, cảm giác bình tĩnh sẽ cho bạn những quyết định chính xác hơn trong việc phân bổ thời gian hợp lý để thực hiện các tasks thay vì cuống cuồng và không hoàn thành được cái nào.



2. Cải thiện sức khỏe tinh thần


Đối với Event Planners, việc luôn giữ được một tinh thần tốt có vai trò rất quan trọng trong việc tạo hiệu quả công việc của bản thân. Tham khảo một vài gợi ý sau đây nhé:


  • Ngồi thiền để đầu óc tỉnh táo. Nếu bạn chưa quen với thiền, hãy thử thực hiện trong 2 phút, sau đó tăng khoảng 5 phút mỗi tuần cho đến khi bạn đạt được mục tiêu của mình.
  • Nhìn nhận lại giá trị cốt lõi của bạn. Giá trị cốt lõi của bản thân có thể nói dễ hiểu rằng là những thứ định nghĩa con người bạn, cho biết điều gì có ý nghĩa đối với bản thân bạn, định hướng cho những quyết định và hành động trong cuộc sống của bạn. Xác định 1-3 giá trị cốt lõi chính có thể giúp bạn tìm ra những việc cần làm cho dù tình hình có căng thẳng hay ảm đạm đến mức nào.



3. Chủ động lên danh sách các việc cần làm


  • Lên lịch cho ngày của bạn trong khoảng thời gian 30 phút. Hoặc nếu 30 phút không hiệu quả với bạn, hãy thử tìm kiếm và chọn một trong 5 phương pháp lập lịch hàng ngày phù hợp với bản thân nhất để thúc đẩy sự tập trung và năng suất tốt hơn.
  • Xem lại các mục tiêu lớn trong tuần, trong tháng và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Hãy thử sử dụng các công cụ thiết lập mục tiêu online để dễ dàng kiểm soát hơn.



4. Đừng dồn dập quá nhiều tasks mà phải biết quản lý thời gian.


  • Ủy quyền một số nhiệm vụ khỏi danh sách của bạn nếu bạn đang overload. 
  • Lên lịch lại các cuộc họp không dồn dập hoặc deadlines tự đặt ra.



5. Tập trung và bình tĩnh xử lý các công việc


Bất kể bạn đang ở khâu nào của qua trình thực hiện sự kiện, hãy luôn bình tĩnh và thực hiện các thói quen lành mạnh sau đây để giúp bạn chuẩn bị cho ngày làm việc mới tốt hơn.


  • Kiểm tra nhanh với các bên liên quan và đối tác chính về những vấn đề cần được xử lý sớm. 
  • Tập trung viết một danh sách công việc cần hoàn thành cho cả ngày.
  • Xem lại hoặc cập nhật danh mục trong kế hoạch của bạn. Dọn dẹp các mục cũ, ghi lại những việc cần làm và cập nhật cho các bên liên quan chính nếu có điều gì thiếu sót.



NHỮNG THÓI QUEN LÀM VIỆC TẠI VĂN PHÒNG HÀNG NGÀY  ĐỂ TỐI ĐA HÓA NĂNG SUẤT



1. Xây dựng danh sách khách hàng của mình


  • Kết nối với 5 khách hàng tiềm năng mới trong ngành của bạn.
  • Tạo thói quen thực hiện càng nhiều chiến lược Marketing càng tốt để có được nhiều khách hàng hơn.
  • Thu thập lại danh sách khách hàng từ các sự kiện đã tổ chức.



2. Tránh việc liên tục bị gián đoạn


  • Sử dụng các công cụ đặt lịch làm để sắp xếp, phân bố thời gian hợp lý. Tránh việc đụng đâu làm đó, nhớ việc gì trước thì làm trước vì nó sẽ làm bạn nhanh mất sức và không đạt hiệu quả công việc.
  • Đặt điện thoại của bạn ra khỏi tầm với khi cần sự tập trung tuyệt đối.
  • Cân nhắc xem bạn có cảm thấy thoải mái về mặt tâm lý (cả vật lý) trong không gian làm việc hiện tại để đưa ra những phương hướng giải quyết những khó khăn này. (Ví dụ: tiếng ồn từ phòng họp, tiếng kêu của máy thông gió, vị trí chỗ ngồi…)

 


3. Đừng trễ deadline


  • Luôn cập nhật tiến trình của bạn đến khách hàng và các bên liên quan đến sự kiện. 
  • Theo sát timeline, check lists công việc của mình cũng như phối hợp nhịp nhàng với team.
  • Lên danh sách ưu tiên cho các công việc hiện tại của bạn.



4. Chuẩn bị trước cho các cuộc gặp trực tiếp


  • Xem lại tất cả các email và tin nhắn trước đó giữa cả hai bên. Recap nhanh và đầy đủ những nội dung đã trao đổi.
  • Chuẩn bị mọi thủ tục giấy tờ liên quan như file trình chiếu, bảng báo giá, hợp đồng (nếu có)…
  • Nhắn cho khách hàng trước giờ gặp mặt và lời cảm ơn hoặc lời phản hồi sau cuộc gặp đến họ.



NHỮNG THÓI QUEN BUỔI TỐI MÀ EVENT PLANNERS CÓ THỂ LÀM ĐỂ THƯ GIÃN VÀ TÁI HỆ THỐNG.



1. Chú ý cải thiện kỹ năng quản lý thời gian


  • Xem lại ngày hôm nay diễn ra như thế nào so với cách bạn muốn nó diễn ra, chỉ ra lỗ hổng của bản thân và đặt mục tiêu cải thiện nó.
  • Viết ra trước những deadline của bạn cho ngày mai và kế hoạch hoàn thành chúng.



2. Luôn học hỏi và phát triển hơn nữa


  • Đọc một bài báo hoặc xem một video mới về lập kế hoạch sự kiện.
  • Mời một event planner có kinh nghiệm (mentor của bạn chẳng hạn) đi uống một tách cà phê hoặc trò chuyện online về bất cứ vấn đề nào cả hai thoải mái trò chuyện.
  • Xem xét và phê bình công việc của chính bạn ngày hôm đó. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nhìn nhận một cách chân thực về hiệu suất của chính mình, hãy nhờ “sếp” giúp bạn trong việc này.



3. Đặt mục tiêu lớn cho cả chặng đường dài.


  • Tạo và xem xét các mục tiêu của bạn trong năm, quý và tháng.
  • Viết ra những lời khẳng định tích cực gắn với mục tiêu và xem nó như một kim chỉ nam của bạn.
  • Tự hỏi khi đạt được mục tiêu thì cảm giác tuyệt vời đó sẽ như thế nào?



4. Lên tinh thần và khích lệ bản thân


Ép bản thân theo hướng tích cực để phát triển là điều rất tốt nhưng cũng đừng quên phải biết yêu thương chính mình. 

  • Cảm ơn chính mình vì đã không ngừng cố gắng, nỗ lực trong công việc.
  • Tự thưởng cho mình khoảng thời gian yên bình để làm những gì mình thích sau khi hoàn thành tất cả công việc như xem một tập phim, ăn một món ăn ngon…
  • Tự động viên bản thân và cảm ơn những sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.



5. Ưu tiên giấc ngủ và ngừng nhấn báo lại báo thức buổi sáng.


  • Chuẩn bị trước túi đi làm của bạn và đồ ăn trưa cho ngày mai.
  • Cắm sạc tất cả các thiết bị điện tử và không khuyến khích dùng chúng trong lúc sạc.
  • Thư giãn bộ não bằng những thói quen có lợi như nghe nhạc, đọc sách, yoga... Nó sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn. 



Kết luận


Hy vọng một trong số những thói quen trên sẽ phù hợp và giúp ích cho bạn trong việc bắt đầu và kết thúc một ngày làm việc hiệu quả. Bây giờ bạn chỉ còn một thói quen nữa là tạo ra trải nghiệm làm việc mà bạn mong muốn!



Biên dịch: Kiều Quyên

Nguồn: socialtables