Bố cục nhà hàng là một phần quan trọng tạo nên sự thành công của sự kiện. Nó tác động trực tiếp đến trải nghiệm khách hàng, ảnh hưởng gián tiếp đến danh tiếng và cả doanh thu của nhà hàng. Tuy nhiên công việc này không hề đơn giản và để giúp bạn có cái nhìn chính xác về nó, bài viết sẽ đề cập đến các hướng dẫn và một vài tips để giúp bạn thực hiện việc chọn bố cục nhà hàng một cách hiệu quả. 


5 Tips giúp tạo bố cục nhà hàng: 


Bố cục nhà hàng là một bản phác thảo tổng thể về không gian nhà hàng bao gồm các khu vực ăn uống, nhà bếp, kho chứa, phòng tắm, v.v. Nó tạo nên được hình ảnh tổng quát của nhà hàng khi vận hành. 


Tạo bố cục là một bước quan trọng để bắt đầu xây dựng lên một nhà hàng. Dựa vào đó để xác định ngân sách xây dựng và trang trí cũng như thu hút các nhà đầu tư nên việc đầu tư cho một bố cục tốt là hoàn toàn cần thiết. Nhưng ngay cả khi nhà hàng của bạn đã đi vào hoạt động, việc làm mới cách bài trí có thể tạo ra sự khác biệt lớn về trải nghiệm cho khách hàng và tạo hứng khởi trong công việc cho nhân viên của bạn. 



1. Nắm bắt Flow - hành trình trải nghiệm khách hàng


Flow còn có thể gọi là hành trình trải nghiệm khách hàng và khi nắm bắt được điều này bạn sẽ tạo nên một bố cục không gian phù hợp cho khách hàng. Flow chỉ ra lối di chuyển, đường để phục vụ F&B và các dụng cụ cần thiết xuyên suốt quá trình, điều này tạo nên cơ sở cho các ý tưởng bố trí về nội thất trang trí, bàn ghế và các thiết bị.


Bạn nên hiểu rõ về “vùng an toàn” của các vị trí chuyên biệt như quầy F&B hay khu vực gần các cửa để tránh trường hợp làm hỗn loạn phòng tiệc và gây bất bất lợi cho trải nghiệm khách hàng.


Việc nắm bắt được Flow sẽ giúp cho Eventers xây dựng trải nghiệm theo ý tưởng của mình sao cho phù hợp nhất với khách hàng.



2. Brainstorm về những ý tưởng thiết kế cho bố cục


Bạn có thể tham khảo các ý tưởng về trang trí hay bố cục nhà hàng tùy theo phong cách bạn định hướng trên phương tiện Internet. Từ hình dáng, bố cục bàn ghế đến cách đặt quầy bar hay khu bếp và thiết kế trải nghiệm khách hàng trên các luồng di chuyển trong nhà hàng. Ngoài ra có thể xem xét đến mục đích và loại hình của sự kiện nếu bạn cần tổ chức một sự kiện và phải thay đổi bố cục cho phù hợp.



3. Lưu ý về khoảng cách trong nhà hàng


Có nhiều quy tắc và quy định yêu cầu khoảng cách thích hợp cho hầu hết các yếu tố của bố cục nhà hàng. Chúng sẽ giữ an toàn cho mọi người và cũng giúp họ có trải nghiệm thoải mái hơn. 

4. Áp dụng các phương pháp định hình thiết kế cơ bản


Cho dù trong nội bộ đội ngũ nhân viên của bạn đang có một hoặc một vài người là chuyên gia về việc thiết kế bố cục nhà hàng thì bạn vẫn nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Nếu nhà hàng nằm trong một tòa nhà hiện đại thì bạn nên thuê một kiến ​​trúc sư để giải quyết tất cả các chi tiết độc đáo trong cấu trúc thiết kế của nó.
  • Nhờ các “nhà hàng đồng nghiệp” để tham khảo xem họ có thể gợi ý cho bạn thêm về kinh nghiệm họ xử lý các vấn đề tương tự, cũng như thời gian thực hiện nó. Bên cạnh đó hãy ghé thăm lại những nhà hàng của họ để học hỏi về cả yếu tố thẩm mỹ và cách hoạt động.

5. Chọn phần mềm hỗ trợ phù hợp


Cuối cùng nhưng chắc chắn không kém phần quan trọng, các phần mềm giúp phác họa sơ đồ là điều cần thiết để tạo ra một bố cục nhà hàng rõ ràng. Việc có một bản mô tả có thể là cả 3D và 2D trước sẽ giúp dễ hình dung và theo dõi tiến độ công việc hơn rất nhiều.



Các thành phần không thể thiếu của bất kỳ bố cục nhà hàng nào:


Bất kể nhà hàng lớn hay nhỏ, rất có thể bạn sẽ cần chỉ định không gian cho tất cả các khu vực chính này khi xây dựng bố cục.



1.Lối vào và lối ra


Điều này bao gồm mặt tiền của nhà hàng và các khu vực dịch vụ. Ngoài ra, hãy sắp xếp các cổng thoát khẩn cấp và các hộp PCCC xung quanh. Và đừng quên về không gian ở hai bên cửa ra vào. Thường khu vực này dễ dàng bị bỏ qua khi thiết kế nhà hàng nhưng có nhiều cách khác nhau để làm cho khu vực này trông đẹp mắt và hấp dẫn cho khách hàng (có thể dùng để chụp ảnh).


2.Khu vực tiệc


Khu vực tiệc nên thân mật và thân thiện với cảm giác của khách, đương nhiên nó cũng phải đủ rộng để chứa khách. Kích thước khu vực ăn uống của nhà hàng phải chiếm khoảng 2/3 hoặc hơn trên tổng diện tích mặt bằng.


3.Quầy Bar


Khu vực quầy bar không chỉ gồm mỗi nó mà còn gồm không gian để ghế ngồi, bồn rửa, cùng khu vực chuẩn bị và lưu trữ phía sau cấu trúc quầy bar. Các khu vực phía sau quầy bar nên được xử lý theo các quy tắc an toàn giống như nhà bếp vì rất nhiều đồ dùng được xử lý trong không gian này. Cũng cần có đủ chỗ để dọn dẹp, sắp xếp và bày biện sản phẩm vì khách hàng có thể dễ dàng quan sát được việc chuẩn bị sản phẩm. Quầy bar sạch sẽ tạo nhận thức về sản phẩm sạch cho khách hàng.



4.Phòng bếp


Không gian nhà bếp sẽ chiếm một phần lớn trong sơ đồ mặt bằng của nhà hàng và phải tính đến các thành phần an toàn khi thiết kế và thi công. Nhà bếp của nhà hàng cần có nhiều không gian để chuẩn bị thức ăn, phục vụ món ăn và lưu trữ hàng tồn kho và nó nên được thiết kế để giảm thiểu khả năng các thao tác của nhân viên cản trở nhau.


5.Khu vực bán hàng


Máy tính tiền ở nhà hàng được yêu cầu có quầy bán an toàn riêng. Nó nên được đặt ở vị trí đủ xa cửa ra vào và tầm mắt của những người không phải là nhân viên để bảo vệ thông tin nhạy cảm. Ngoài ra nên có một không gian đủ rộng và thoái mải cạnh quầy bán để khách có thể chờ đợi trong lúc thanh toán (nếu có).


6.Nhà kho


Đây là nơi các nhà hàng giữ đồ khô và vật dụng kinh doanh. Nó phải gọn gàng, đủ ánh sáng và có nhiều không gian cho phần lối đi. Giá kệ phải được gắn chặt vào tường hoặc gia cố cố định để ngăn ngừa tai nạn và các cửa ra vào sẽ cần đủ không gian để mở hoàn toàn trong trường hợp khẩn cấp khác.


7.Phòng nghỉ của nhân viên


Đối với một nhà hàng nhỏ thì phòng nhân viên có thể tích hợp trong phòng lưu trữ hoặc trong không gian văn phòng. Còn đa số các nhà hàng lớn, họ thường có một khu vực riêng để nhân viên nghỉ ngơi và ăn uống bao gồm bàn, ghế, tủ quần áo, tủ lạnh(nếu có) là những thành phần phổ biến của loại phòng này.


8.Văn phòng quản lý


Không gian này phải gọn gàng, có tổ chức và tương đối yên tĩnh với ít hoặc không có nhiều người qua lại. Tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng, một hoặc hai bàn làm việc cộng với tủ hồ sơ và không gian tiếp khách là bố cục cơ bản ở đây.


9.Khu ăn uống ngoài trời


Nếu có các khu vực ăn uống ngoài trời bạn phải tính toán kỹ lưỡng về bố cục và lối di chuyển để tương thích với không gian nhà hàng bên trong và cả quãng đường mà nhân viên phục vụ phải đi để đem sản phẩm từ phòng bếp đến khách hàng để nó không quá xa.



Kết luận

Phía trên là những hướng dẫn toàn diện về bố cục nhà hàng và các yếu tố cần lưu ý để giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về lĩnh vực này. Việc nắm rõ về các yếu tố trong bố cục của một nhà hàng sẽ giúp Eventers thuận lợi hơn trong việc lên kế hoạch cho sự kiện của mình nếu tổ chức tại loại hình địa điểm này. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều góc nhìn để hoàn thiện hơn chất lượng dịch vụ mang đến cho khách của mình.


Biên tập: Kiều Quyên

Nguồn: socialtables