CHẤT LIỆU IN


1. Giấy in



– Giấy Ford: Là loại giấy phổ biến nhất, thông dụng nhất thường thấy đó là giấy A4. Giấy ford có bề mặt nhám, bám mực tốt…

Giấy Ford trắng: Loại giấy này có độ trắng cao (từ 68% trở lên). Đây là loại giấy được sử dụng nhiều trong in bao thư, giấy tiêu đề, in tài liệu trong văn phòng, in sách 1 đến 2 màu…

Giấy Ford vàng: Giấy có độ trắng thấp (dưới 60%) và thường ngả sang màu vàng. Loại giấy này thường được sử dụng để in sách giáo khoa, sách văn học... 


– Giấy Glossy : Gồm nhiều tên gọi thương phẩm như Photo Glossy Paper, Premium Photo Glossy Paper…Đặc điểm có bề mặt giấy láng bóng, phản xạ ánh sáng cao sau khi in sản phẩm có màu sắc tươi sáng và sắc nét. Thấm mực nhanh, mau khô.


– Giấy Bristol : Có bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải, vì thế in offset đẹp, thường dùng in hộp mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, brochure, card, tờ rơi, poster, thiệp mời…


– Giấy Couche :loại giấy có bề mặt bóng, mịn, láng, có độ sáng cao. Đây là loại giấy khi in cho hiệu ứng đẹp mắt, thường mỏng và mềm. Nó phù hợp với nhiều công nghệ in, đặc biệt là in offset. Thường dùng để in tem nhãn, in catalogue, tạp chí, in poster, in brochure…

Giấy Couche Gloss (bóng): Tất thông dụng, bề mặt bóng, phản sáng tốt, màu sắc in ấn tươi sáng

Giấy Couche Matt (mờ): Bề mặt mờ, nhẵn mịn, không bóng, màu sắc in hơi trầm, dịu nhẹ


– Giấy Duplex :Có bề mặt trắng và trơn láng gần giống với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi.Giấy Duplex thường dùng in các hộp giấy, thùng giấy có bồi sóng, kích thước lớn, cần có độ cứng, chắc chắn. Giấy Duplex thường chia thành hai loại:

Duplex có 2 mặt trắng

Duplex có 1 mặt trắng, 1 mặt nhám và tối


– Ngoài ra, có các loại giấy mỹ thuật, cán gân, dát vàng, bạc… in bằng khen, thiệp cưới… các loại giấy than, giấy carton và nhiều loại khác nữa…


2. Bạt hiflex



Hiflex là loại chất liệu nhựa (PVC), có màu trắng sữa, có thể chịu được nắng mưa, co giãn tốt. Bạt hiflex là chất liệu thông dụng nhất được sử dụng để in backdrop, photo conner, billboard, banner, stadee, bandroll … Và còn được sử dụng làm mái, dù che.

  • Loại mỏng: có độ dày từ 0.32 – 0.34mm cho khả năng xuyên sáng tốt.
  • Loại trung bình: 0.36 – .038mm. Loại này thường dùng để treo vì có độ dày khá. Thường dùng làm băng rôn treo, phông nền sân khấu ca nhạc, nghệ thuật.
  • Loại dày: > 0.46mm. Dùng để căng bạt kích thước cỡ lớn, treo ở nơi có nhiều gió.-Loại mỏng: 0.32 ÷ 0.34 mm ( Bandroll)


In Hiflex loại 1 da :

  • In mặt thuận : In mặt bóng (chụp ảnh bị chói sáng) .
  • In mặt ngược : In mặt nhám (chụp ảnh không bị chói sáng). Lưu ý lót thêm màn che phía sau để không bị xuyên sáng.


3. Decal



Giấy Decal là loại giấy có một mặt để in, mặt kia phủ keo không ăn mực. Khi in decal nên cán màng bóng để tăng tone màu và bảo vệ lớp mực. Decal thường dùng làm các loại tem, nhãn dán lên sản phẩm.


Các loại Decal phổ biến bao gồm:

  • Decal giấy: Là bề mặt in (lớp 1) làm bằng giấy.
  • Decal nhựa: Là bề mặt in (lớp 1) làm bằng nhựa (có 2 loại: nhựa trong và nhựa trắng sữa).
  • Decal bể: Là loại decal mà mặt in được làm bằng một loại giấy đặc biệt, rất dễ vỡ. Khi dán vào sản phẩm thì không thể tháo ra được nguyên vẹn, sử dụng để in các loại tem bảo hành.
  • Decal 7 màu: Là loại decal bóng, khi nhìn vào decal sẽ thấy thật nhiều màu sắc chiếu lên trông rất đẹp.
  • Decal mỹ thuật: Là Decal của giấy mỹ thuật.


4. Vải canvas



Vải canvas là một loại vải được dệt đơn giản bằng sợi gai dầu, thời nay vải được kết hợp thêm nhiều nguyên liệu như cotton, lanh, hemp hay sợi tổng hợp.. trong lịch sử thì chất liệu này 100% từ sợi gai dầu, kháng nước, thích hợp với cả 03 loại mực Dye, Pigment và Ecosolvent của máy in phun, khả năng hấp thụ mực tuyệt vời, thích hợp nhất cho mực in Pigment.

Vải canvas thích hợp cho sử dụng in ấn outdoor nhưng không bền bằng hiflex. Độ rủ cao hơn hiflex nên có thể dùng làm cờ phướn. Hạn chế: khi bị nhàu dễ để lại vết rất khó coi.


5. Vải slik



Được làm bằng chất liệu tơ nhân tạo (một dạng khác của Polyester), có một mặt bóng láng và trơn , độ trắng 96%, chuyên dụng trong lĩnh vực dịch vụ ảnh nghệ thuật, kháng nước, thích hợp với cả 03 loại mực Dye, Pigment và Ecosolvent của máy in phun.

Với vẻ ngoài bóng loáng, lộng lẫy và đặc tính bền, nhẹ, chống nước khá tốt, vải silk ngày càng được ưa chuộng trên nhiều lĩnh vực: trang phục, trang trí, quảng cáo,…


CÁC KỸ THUẬT IN


1. In offset


In offset (offset = truyền qua) là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.


Các ưu điểm của kỹ thuật in này là:

  • Chất lượng hình ảnh cao – nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in.
  • Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám).
  • Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.
  • Các bản in có tuổi thọ lâu hơn – vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.


Để in một sản phẩm theo phương pháp in offset truyền thống, sau khi đã có dữ liệu khách hàng phải chờ ít nhất 2-3 ngày để làm phim và phơi bản rồi đem đi in. Tất nhiên số lượng in càng ít thì giá thành cho một sản phẩm càng cao.


2. In kỹ thuật số


In kỹ thuật số (KTS) ra đời nhằm giải quyết tình trạng chờ đợi và số lượng của in offset. Điều này có nghĩa là khách hàng chỉ cần đem đĩa đến cơ sở in, tại đây dữ liệu sẽ được nạp vào trong một máy in KTS và sẽ được in ra ngay. In KTS đặc biệt có ý nghĩa trong các trường hợp khách hàng yêu cầu in ngay và số lượng ít. 


Chia in KTS ra làm 2 loại:

  • In KTS không có bản in (non-impact print)
  • In KTS có bản in (impact print)


3. In lụa


In lụa (in lưới) là một kỹ thuật in khá phổ biến, thường thấy tại các cơ sở in thiệp cưới, in áo, túi bọc nylon, các loại biểu mẫu giấy tờ số lượng ít. Kỹ thuật in này còn được áp dụng để in trên rất nhiều vật liệu với nhiều hình dạng, kích cỡ như các loại chai, thùng, bao bì, mạch điện tử, các sản phẩm nhựa, kim loại, hoa văn trên vải sợi,… Nó còn là phương pháp in bổ sung trong các công đoạn thành phẩm sau in như phủ UV cục bộ, thẻ cào,…


4. In Flexo


Khuôn in flexo cũng thuộc dạng khuôn in cao như in typo, tuy nhiên nó được chế tạo từ chất dẻo (cao su hoặc nhựa photopolymer) bằng quá trình phơi quang hóa. Phương pháp in này được sử dụng rộng rãi để in các loại nhãn decal, bao bì hoặc thùng carton.Việc in nổi như vậy cho người nhìn cảm giác hình ảnh thật và sống động hơn, gây ấn tượng cho người dùng.


Ưu điểm của công nghệ in flexo:

  • Độ bám dính mực rất tốt. Mực in khô rất nhanh và không bị lem hay nhòe màu. Quan trọng là bạn có thể in trên mọi chất liệu và vật liệu khác nhau. Đặc biệt, in số lượng cực lớn và chi phí rẻ hơn so với kiểu in offset.


Nhược điểm:

  • Ban đầu kỹ thuật in này sẽ lâu hơn do mất thời gian tạo bản in. Mặt khác, chi phí của một bản photopolymer thường khá cao.


5. In UV


Về cơ bản thì công nghệ in UV là công nghệ in phun trực tiếp lên bề mặt vật liệu bằng mực in UV và sấy khô ngay lập tức bằng đèn UV (đèn UV LED hoặc UV thủy ngân). Công nghệ in UV có nhiều điểm tương đồng với công nghệ in offset nhưng thay mực in offset bằng mực in UV, chúng thường được gọi là mực in UV offset.


Ưu điểm :

  • Tính thẩm mỹ: Đây chính là thế mạnh nổi trội mà các sản phẩm in từ công nghệ UV có được. Bề mặt in UV có độ sáng bóng, công nghệ in uv phẳng hoặc sần theo yêu cầu của khách hàng.
  • Độ bền: mực in bền màu và ít có khả năng biến dạng, biến đổi theo thời gian. Có thể nó rằng, ít có sản phẩm nào lại có được khả năng giữ màu lâu như in UV. Tuổi thọ của các sản phẩm áp dụng công nghệ in UV là hơn 10 năm.
  • An toàn cho người dùng: Ngày nay, rất nhiều sản phẩm in có chứa các chất độc hại, nếu tiếp xúc lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Đánh đúng vào tâm lý đó, các nhà sản xuất đã cho ra đời những sản phẩm được in bằng công nghệ in UV như một sự kế thừa và khắc phục những khuyết điểm của công nghệ in khác.
  • Mực khô nhanh (hầu như là ngay lập tức khu qua hệ thống sấy)
  • Tạo được nhiều hiệu ứng đặc biệt (in nổi, in bóng, UV cát, metal,…)
  • In được trên nhiều vật liệu, thân thiện với môi trường.


Nhược điểm :

  • Với chất lượng in cao cấp, công nghệ in UV có giá thành đắt hơn các loại máy in thông thường
  • Sản phẩm được in UV dễ bị vàng nếu qua đèn sấy UV nhiều lần. Do dùng đèn để làm khô mực nên giấy rất dễ bị biến dạng và nhiễm điện.
  • Chi phí bảo quản mực in UV cao, thời gian bảo quản ngắn
  • Mực in trong trạng thái ướt chưa khô dễ gây kích ứng da và mắt
  • In Uv có thể làm cho độ bóng của giấy bị mất đi do cùng đèn làm khô trong một khoảng thời gian rất ngắn.


6. In PP


In PP được dùng để làm gì?… là những thắc mắc được rất nhiều người dùng hiện nay quan tâm. Thực chất, In PP là một phần nhỏ trong ngành in kỹ thuật số, sử dụng vật liệu in là pp (tiếng anh gọi là Polypropylene), bề mặt của giấy khá dày và có độ bám mực tốt. Các sản phẩm của in pp có thể được tráng keo hoặc không keo, cán mờ hoặc cán bóng tùy vào mục đích sử dụng của sản phẩm.


Ưu điểm:

  • Loại in PP này có độ bền cơ học cao, khá cứng, không mềm dẻo như PE, không dễ bị kéo giãn.
  • Tuy nhiên, chúng sẽ dễ bị xé rách nếu có vết cắt hoặc lỗ thủng nhỏ.
  • Các sản phẩm in PP không mùi, không gây độc hại cho môi trường. Khi cháy có ngọn lửa màu xanh nhạt, có mùi cháy gần giống với mùi cao su cháy.


Nhược điểm :

  • Các sản phẩm in pp thường để lại lớp keo sau thời gian dài dán trên kính hoặc tường. 
  • Những loại dán trong nhà nếu không được cán format thì sẽ dễ thấm nước không chịu đựng được độ ẩm cao. Nên nếu tiếp xúc với nước hoặc nơi có độ ẩm cao thì sẽ gây hư hại cho sản phẩm.


In PP thường có 4 khổ cơ bản có kích thước là:

  • Khổ 1: 0.914m x 50m
  • Khổ 2: 1.07m x 50m
  • Khổ 3: 1.27m x 50m
  • Khổ 4: 1.52m x 50m


Các loại in PP phổ biến :

  • In PP trong nhà
  • In PP ngoài trời
  • In PP cán bóng, cán mờ
  • In PP khổ lớn
  • In PP cán format 


Tên tác giả: Huỳnh Như

Nguồn : Backstage