Bên cạnh âm thanh thì ánh sáng chính là ngôn ngữ giúp biểu đạt nội dung, tâm trạng và thu hút khán giả. Âm thanh kết hợp với ánh sáng tạo nên những cảm xúc cao trào và hiệu ứng thị giác ấn tượng cho người xem.


1. Chức năng của từng thiết bị


Rất nhiều đơn vị trên thị trường hiện nay cung cấp thiết bị chiếu sáng cơ bản. Vậy nên không quá khó để bạn tìm hiểu và nắm rõ chức năng cũng như công dụng của từng loại đèn chiếu sáng. Một số loại quen thuộc như: đèn Par Led, Parcan, Moving head, Follow Spotlight…


Đèn Follow


Đèn follow là một trong những loại đèn chiếu sáng sân khấu, đèn sử dụng những chùm tia sáng để làm nổi bật chủ thể hoặc một vị trí nào đó trên sân khấu.

Đèn follow có thể sử dụng bóng đèn led, bóng beam hoặc bóng HDMI để tạo ra các tia sáng chiếu trực tiếp vào đối tượng hoặc vị trí bất kì trên sân khấu.

Đèn chiếu sáng sân khấu follow tùy theo nội dung của sự kiện hoặc yêu cầu đặt ra mà có thể sử dụng loại đèn màu trắng hoặc loại nhiều màu. 



Đèn Blinder


Là loại đèn chuyên dụng để đánh hiệu ứng nhấp nháy cho sân khấu, ngoài ra nó còn chức năng bổ sung ánh sáng cho sân khấu, giúp sân khấu có hiệu ứng ánh sáng tự nhiên. Sản phẩm có 2 loại : ánh sáng vàng ấm hoặc tích hợp ánh sáng trắng cùng ánh sáng vàng.



Đèn Laser


Đèn laser được sử dụng trang trí và tạo những hiệu ứng đẹp cho sân khấu. Là thiết bị hỗ trợ ánh sáng, trộn các màu ánh sáng với nhiều tia sáng, các hiệu ứng 3D, hoạt hình động, hoa văn,..cực kỳ hấp dẫn. Làm cho không gian sân khấu trở nên mờ ảo và thu hút sự chú ý của mọi người hơn.



Đèn par led


Các dòng đèn par led thường chiếu sáng được nhiều màu hoặc một màu. Trên sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, đèn par led thường được sử dụng để chiếu tạo cảnh sân khấu, chiếu sáng nền sân khấu. Còn đối với các hội trường thì đèn par led lại chiếu ánh sáng trắng hoặc ánh sáng vàng ấm để phục vụ hội nghị. Đèn par led không những được dùng trên các sân khấu mà còn được dùng cả ngoài trời để chiếu tạo cảnh quan và chiếu vào các công trình kiến trúc.


 

Đèn moving head


Đèn moving head là loại đèn sân khấu có đầu có thể chuyển động lên xuống, sang trái sang phải một cách linh hoạt với những góc di chuyển rộng. Dòng đèn này có thể tạo ra khá nhiều hiệu ứng như: đổi màu, đổi hình hay còn gọi là gobo.



Khi nắm được chức năng của từng loại thiết bị và chịu khó quan sát từ các sự kiện bạn sẽ biết cách sử dụng các loại đèn nào phù hợp với chương trình của mình.


2. Hướng chiếu sáng


Để cho dễ hiểu thì hướng chiếu sáng chính là vị trí mà bạn dự định sẽ đặt nguồn sáng (đèn) để tạo hiệu ứng như mong muốn.

Hướng chiếu sáng là vị trí mà bạn đặt nguồn ánh sáng trong sân khấu nhằm tạo hiệu ứng như mong muốn. Trong các sự kiện thông thường, các bạn sẽ gặp những hướng chiếu sáng cơ bản sau:



Hướng mặt: vị trí đặt nguồn sáng phía trước sân khấu hướng về diễn viên hoặc vật thể trên sân khấu giúp người xem nhìn rõ nhân vật trên sân khấu.

Hướng đỉnh: vị trí đặt nguồn sáng phía trên đỉnh đầu nhân vật hoặc vật thể.



Hướng ngược: có nguồn sáng đặt phía sau lưng của nhân vật hoặc vật thể, ngược lại với hướng mặt.

Hướng bên (gà): hướng chiếu sáng đặt ở 2 bên hông của nhân vật, trong sân khấu có 2 cánh gà 2 bên nên thường gọi là hướng gà.


3. Góc chiếu sáng


Kết hợp cùng hướng chiếu sáng, bạn cũng cần quan tâm đến góc chiếu sáng. Góc chiếu sáng giúp cho ánh sáng đạt được mục tiêu và chiếu sáng đúng điểm.



Góc chiếu sáng giúp ánh sáng đạt được mục tiêu và chiếu sáng đúng điểm. Trong lý thuyết ánh sáng có 1 con số phổ biến là góc 45 độ. Đây được đánh giá là góc chiếu sáng hợp lý cho vật thể trên sân khấu. Bạn có thể đặt nguồn sáng ở các góc khác nhau để tạo nên các hiệu ứng ánh sáng khác biệt.



4. Màu sắc ánh sáng sân khấu


Màu sắc là cực kỳ quan trọng giúp thể hiện cảm xúc mà không cần nói thành lời. Việc pha trộn màu sắc đòi hỏi gu thẩm mỹ cao để tạo nên tác phẩm thu hút nhất. Do đó, bạn cần nắm bắt những nguyên tắc màu sắc cho ánh sáng trong sân khấu để chủ động trong việc thiết kế lắp đặt âm thanh ánh sáng.



5. Cường độ sáng


Sau khi thực hiện các bước trên thì cần đến cường độ sáng phù hợp. Đây là yếu tố để hoàn thiện mạch cảm xúc cho một chương trình sự kiện. Bạn nên sử dụng cường độ sáng một cách linh hoạt để giúp sân khấu trở nên tinh tế hơn.




Huỳnh Như 

Nguồn:https://backstage.vn/5-yeu-to-co-ban-ve-anh-sang-trong-san-khau-bieu-dien-ma-event-planner-can-biet/