Event Organizer là gì ta?


Huynhu (12)


Event Organizer được hiểu là người tổ chức sự kiện. Khi bạn tham gia vào một chương trình, từ khâu checkin, tiếp đón đến khu vực ghế ngồi và cả quá trình vận hành cả sự kiện là do Event Organizer lên ý tưởng và thực hiện. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, để có được một chương trình cho chúng ta tham gia thì Event organization phải thuyết phục khách hàng, đàm phán thương lượng, quản lý tài chính, làm việc với influencers (nếu có), thuê mua thiết bị, thiết kế, dàn dựng…


Thông thường khi làm Event Organizer, bạn sẽ có 3 hướng đi:

- Làm nhân viên tổ chức sự kiện cho doanh nghiệp (client)

- Làm việc cho các agency sự kiện

- Làm freelancer


Vậy CV của Event Organize cần có những gì?


1. Kinh nghiệm


Kinh nghiệm có thể học từ mọi nơi, mọi lúc. Bạn có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhất từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường như tham gia vào các hoạt động, sự kiện hay câu lạc bộ của Khoa, Trường để có thêm nhiều kinh nghiệm trong sự kiện. Đồng thời, theo dõi nhiều sự kiện thực tế hay trên mạng xã hội, quan sát cách mọi người vận hành chúng cũng là một cách học hiệu quả. 


2. Kỹ năng


Kỹ năng viết kịch bản


Để viết được một kịch bản Event thì người viết cần có sự sáng tạo, đầu óc tư duy và trí tưởng tượng phong phú để có thể hình dung sự kiện từ đó đưa ra những ý tưởng thiết thực và độc đáo nhất. Ngoài ra thì kỹ năng viết và truyền tải thông qua con chữ cũng là một điều không thể thiếu.


Kỹ năng viết Proposal


Huynhu (11)


Một Proposal hay và thu hút, ngoài ý tưởng sáng tạo và hấp dẫn còn phụ thuộc vào độ thực tế và tính thuyết phục của dự án chúng ta muốn thực hiện. Điều đó thể hiện qua cách mà chúng ta trình bày vấn đề, đưa ra dẫn chứng cụ thể cũng như tính khả thi của dự án. Nội dung proposal phải cực kỳ ngắn gọn, súc tích nhưng đầy đủ ý mà chúng ta muốn thực hiện.


Kỹ năng giao tiếp



- Giao tiếp với đối tác: phải vừa cứng rắn vừa mềm mỏng để đảm bảo tiến độ và môi trường làm việc diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp. Bên cạnh đó, cần có những yêu cầu rõ ràng như lập hợp đồng với những điều khoản cụ thể và cùng hợp tác trên tinh thần tôn trọng

- Giao tiếp trong nội bộ: khả năng giao tiếp tốt để có thể điều phối nhân sự, phân chia công việc và điều hành luồng công việc diễn ra một cách hiệu quả nhất. Cần cứng rắn và mềm mỏng đúng lúc để tối ưu hoá khả năng của từng nhân sự cũng như tối ưu hoá cơ hội và hạn chế rủi ro.


Kỹ năng quản lý 


Huynhu (10)


- Quản lý tài chính: nắm rõ và phân chia hợp lý ngân sách; chuẩn bị chi phí dự phòng và chuẩn bị chi phí phát sinh.

- Quản lý thời gian: các hoạt động chuẩn bị cũng như vận hành cần theo đúng timeline chương trình. Bạn không thể hoãn sự kiện chỉ vì chưa kịp thuê máy chiếu hay chưa chốt được địa điểm…

- Quản lý rủi ro: chúng ta cần lên kế hoạch dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra bằng phương pháp logic có hệ thống, bao gồm thiết lập bối cảnh, xác định, phân tích, đánh giá, và hướng xử lý rủi ro đối với tất cả hoạt động trong sự kiện để tránh và giảm thiểu thiệt hại (nếu có). Thêm vào đó, khi vào sự kiện cần nhanh chóng xác nhận dạng vấn đề/tình huống để có thể kịp thời đánh giá và xử lý.


Kỹ năng cân bằng cuộc sống



Tổ chức sự kiện là công việc đòi hỏi có sức khỏe vì thường xuyên di chuyển nhiều, thời gian không cố định và phải thường xuyên công tác xa nhà. Bạn sẽ cần phải thích nghi và linh hoạt điều chỉnh các hoạt động sinh hoạt cá nhân để đảm bảo sức khỏe, tinh thần cho công việc. Chúng ta dùng công việc để duy trì cuộc sống nhưng cần cân bằng được công việc và cuộc sống cá nhân để hạn chế căng thẳng.


3. Chứng chỉ


Chứng chỉ Ngoại ngữ,Tin học là những điều kiện nhỏ khi đi xin việc. Có thể có hoặc không nhưng có những chứng chỉ kèm theo trong CV bạn sẽ nhận được điểm cộng hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Ngoài ra, nếu bạn có bằng chứng nhận từ một khóa học ngắn hạn về nghề event cũng sẽ là một điểm cộng không nhỏ.



Tác giả: Huỳnh Như

Nguồn: https://aimacademy.vn/blog/cv-event-organizer/