Eurovision Song Contest 2023 đã diễn ra thành công tốt đẹp với kết quả chiến thắng đến từ ca sĩ Loreen Thụy Điển với ca khúc “Tattoo”. Phía sau những màn trình diễn ngoạn mục là một đội ngũ sản xuất cực kỳ chuyên nghiệp và tâm huyết. Hãy cùng theo dõi cách “người trong nghề” tạo dựng ra sân khấu hoành tráng này nhé. 


Eurovision Song Contest


Eurovision Song Contest còn gọi là Eurovision hoặc viết tắt là ESC, là một cuộc thi về các ca khúc được tổ chức luân phiên hàng năm giữa các nước thành viên thuộc Liên hiệp Phát sóng châu Âu (EBU). 



Đến với Eurovision Song Contest 2023 đánh dấu lần tổ chức thứ 67 của cuộc thi âm nhạc lớn nhất châu Âu này. Được tổ chức tại Liverpool Arena tại thành phố Liverpool, Anh Quốc, với chủ đề “United by Music”, đội ngũ chương trình đã cho thấy sự hoành tráng về âm nhạc lẫn vị thế của chương trình khi thu hút hàng triệu khán giả truyền hình trên toàn thế giới. 


“Mê hoặc” dẫn lối đam mê


Nhà thiết kế ánh sáng - Tim Routledge là người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật ánh sáng của chương trình. Anh chia sẻ: “Tôi đã bị Eurovision mê hoặc từ những ngày còn thơ ấu” nên đây là một dự án đam mê thực sự đối với anh ấy. Anh ấy đã cùng đội ngũ sản xuất dàn dựng 37 thiết kế và các tiết mục xen kẽ khác.



Bằng cách lợi dụng thiết kế của sân khấu, anh đã thiết kế các kiểu dáng cho những chùm sáng xuất hiện trên sân khấu. Bảng màu bao gồm ánh sáng vui tươi đến những màn kết hợp đặc sắc như cầu vồng đẹp mắt khiến khán giả đắm chìm. 


Damien Jackson nhà cung cấp dịch vụ ánh sáng đã lắp đặt hơn 2.000 thiết bị chiếu sáng tại nhà thi đấu, trong giàn khoan và xung quanh nhà thi đấu. Anh chia sẻ thêm phải mất khoảng 20 xe tải để vận chuyển toàn bộ đội xe hạng nhẹ.



Sử dụng dòng đèn Led hiện đại (Led Robe Painte và Martin Sceptron 10), khi tất cả các thiết bị quay ở vị trí 90 độ, bức tường ánh sáng phía trên sẽ mở rộng xuất hiện, giúp thổi các chùm sáng và hiệu ứng mạnh mẽ vào đấu trường. Năm ngón tay chiếu sáng có thể chuyển động lên xuống trên sân khấu chính nhờ sự hỗ trợ từ trên cao của đội ngũ thực hiện. 


Khoảng 90 bộ đèn nguồn laser (Ayrton Cobras) đã được sử dụng ở rìa của sân khấu hình bầu dục như một vật liệu gia cố bổ sung cho các hiệu ứng chùm tia. Ngoài ra, hàng trăm bóng đèn đã được sử dụng để thắp sáng cho khán giả bao gồm: Ayrton Karif, Martin MAC Viper AirFX.., 



Tim Routledge đã tạo ra một điểm nhấn đặc biệt phía trên sân khấu hình bầu dục trung tâm. Với tên gọi anh ấy tự đặt là “Svoboda 3000”, hệ thống này gồm mười ô hình thang, có thể di chuyển và được bố trí xung quanh sân khấu. Anh ấy đã kết hợp chín bộ đèn linh hoạt (Ayrton Zonda 9 FX), mỗi chiếc có đường viền được thiết kế ấn tượng bao gồm những chiếc vỏ “khác thường” tạo sự thu hút ánh nhìn một cách khéo léo và mang lại nét cá nhân, nhẹ nhàng cho các buổi biểu diễn.



Ngoài ra Eurovision ra mắt thành công phần mềm grandMA3, phần mềm được sử dụng để lập trình ánh sáng tại các sự kiện lớn, phức tạp. 


“Chào đón thế giới với vòng tay rộng mở”


Năm ngoái tại Eurovision ở Turin, Ban tổ chức đã “sưởi ấm” trái tim của khán giả và người hâm mộ truyền hình bằng mặt trời động học, thì năm nay, bốn cánh tay ánh sáng cong nằm ở trung tâm của thiết kế sân khấu, đóng khung sân khấu ở bên trái và bên phải sẽ là điểm nhấn chính cho cuộc thi lần này. 


Sân khấu tự nhiên ở Liverpool có tổng diện tích khoảng 450 mét vuông và theo nhà thiết kế sân khấu Julio Himede, mục tiêu thiết kế quan trọng nhất là thể hiện được tinh thần “chào đón thế giới với vòng tay rộng mở” nên “các cánh tay” sẽ tạo ra một sân khấu năng động, đúng mục tiêu đề ra.




Anh cho biết: “Chúng tôi đã cẩn thận kết hợp các yếu tố sân khấu riêng lẻ và thiết bị chiếu sáng được sử dụng để có thể đạt được tính linh hoạt tối đa cho từng tiết mục - một yếu tố quan trọng tại Eurovision”  


Những cánh cửa xoay nổi bật ở sân khấu trung tâm là một điểm nhấn khác trong thiết kế sân khấu năm nay. Một mặt, là các video công nghệ sáng tạo được điều khiển bởi bảng điều khiển. Mặt sau của cửa xoay là hệ thống ánh sáng tạo chùm tia (ROBE TetraX). Ngoài ra, còn có các thanh đèn Led, nhờ đó nhóm lập trình đã tạo ra các hiệu ứng ma trận ánh sáng mạnh mẽ và tất nhiên không thể thiếu hiệu ứng hoa. Tổng cộng 190 thanh LED TetraX đã được sử dụng cho Eurovision năm nay. Ở phần dưới của cửa xoay, bố trí các khung công nghệ, được định vị như một tiện ích bổ sung cho hiệu ứng đèn nền.



Kết luận


Đội ngũ sản xuất chương trình đã cực kỳ sáng tạo trong việc dàn dựng kỹ thuật âm thanh, ánh sáng cho chương trình. Bằng sự tâm huyết, nhiệt tình, Eurovision Song Contest đã diễn ra thành công, và đây không đơn thuần là một cuộc thi âm nhạc mà còn là màn trình diễn của âm thanh, ánh sáng hiện đại. 



Nguồn: Eventelevator

Biên dịch: Huyền Thương