Còn nhớ những năm từ 2016 trở về trước, đã có không ít lần nhiều nhóm nhạc Kpop nổi tiếng, lực lượng fan đông đảo thực hiện tổ chức Fanmeeting, concert hay các show âm nhạc lớn của Hàn Quốc đổ bộ tại Việt Nam nhưng đều phải gặp chung số phận “ế show” với lý do giá vé quá cao, show diễn kém chất lượng hay “truyền thông bẩn” để lôi kéo khán giả. Vậy điều gì đã khiến các nhà tổ chức sự kiện có động lực mở show một lần nữa tại Việt Nam và liên tục thu hút đông đảo khán giả Việt lẫn quốc tế trong 02 năm trở lại đây. Hãy cùng Stage!VietNam tìm hiểu trong bài viết này nhé!


1. Sự chuyên nghiệp trong khâu tổ chức


Trong bất cứ chương trình sự kiện nào đặc biệt là sự kiện âm nhạc, khâu tổ chức vẫn luôn là yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành công cho sự kiện đó. Để làm được điều này, ít nhất các nhà tổ chức ở Việt Nam phải có kiến thức chuyên môn cơ bản trong việc xây dựng dự toán chi phí tổ chức một show âm nhạc một cách tối ưu, chịu đầu tư chất lượng về mặt âm thanh, ánh sáng, thiết bị kỹ thuật, dàn dựng sân khấu,.... 



Có lẽ, sau những lần thất bại cùng với thái độ chịu học hỏi, các nhà tổ chức đã tự rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân và dần lấy lại niềm tin của khán giả trong việc chịu đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại hơn, chuyên nghiệp hơn về mặt truyền thông, chất lượng dịch vụ như đặc quyền khi mua vé VIP hay những món quà tặng kèm,... cũng như sử dụng ngân sách hiệu quả hơn và đặc biệt là không “Thương mại kiểu hội chợ” như những năm về trước.


2. Âm nhạc Việt phát triển nhờ mạng xã hội


Không thể phủ nhận rằng, với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng âm nhạc, mạng xã hội hiện nay như Tiktok, Instagram, Youtube, Spotify,... đã phần nào đưa âm nhạc Việt đến gần với thế giới hơn. 


Điển hình trong năm nay, bài hát See Tình của nữ ca sỹ Hoàng Thùy Linh bỗng trở nên viral trên khắp các trang mạng xã hội và được nhiều idol Kpop, Cpop cover trên diện rộng. Nhờ vậy, âm nhạc của đất nước hình chữ S đã tiếp cận được nhiều khán giả quốc tế biết đến hơn, thông qua những màn cover của các idol mà họ thần tượng. 



Công thức này cũng đã từng được ông lớn YG - công ty giải trí hàng đầu tại Hàn Quốc áp dụng, chính là hiện tượng Kpop “Gangnam Style” đã làm mưa làm gió toàn thế giới suốt một thời gian dài, một bước đưa âm nhạc Hàn Quốc vươn xa ra khỏi phạm vi Châu Á và góp phần xúc tác cho các nhóm nhạc đàn em sau này được ưu ái biết đến rộng hơn ở thị trường quốc tế như BTS, Black Pink,....


3. Khán giả chịu chi



So với những năm trước, khi nền âm nhạc vẫn đi theo lối mòn và chưa thực sự phát triển, có sự đột phá, giờ đây thị trường âm nhạc Việt Nam đã thực sự phổ biến. Bên cạnh đó, các khán giả những thế hệ fan 9x, đã có công việc, tài chính thực sự ổn định nên cũng mạnh dạn chi tiền hơn. Vậy còn thế hệ gen Z thì thế nào?


Thực tế cho thấy rằng, nền kinh tế Việt Nam đang ngày một phát triển rất vững mạnh, điều này cũng đã tạo nên nguồn thu nhập tốt hơn cho người lao động. Dự tính trung bình thu nhập của giới trẻ bây giờ (bao gồm công việc chính và việc làm thêm Freelancer) đã trên con số 10 triệu. Hơn thế nữa, với áp lực của cuộc sống như hiện nay, thì việc chi ra một khoản tiền dao động từ vài trăm đến vài triệu, tùy thuộc vào từng hạng vé và vị trí vé mà không phải phát sinh thêm các khoản chi phí khác (khách sạn, vé máy bay, chi phí đi lại,...) để thưởng thức âm nhạc chất lượng, một món ăn tinh thần có thể khiến chúng ta tạm gác những lo toan của cuộc sống là điều hoàn toàn xứng đáng và hợp lý.


4. Cơn khát nhạc live


Sau đại dịch Covid-19, nhu cầu được hòa mình vào không gian âm nhạc sống động, được trực tiếp gặp mặt thần tượng đã tăng cao hơn bao giờ hết, bất chấp cho sự phát triển mạnh mẽ của nền âm nhạc công nghệ số AI.


Có lẽ, vì những giới hạn tiếp xúc đông người do dịch Covid-19 gây ra trong suốt một thời gian dài, nên cơn khát được nghe nhạc live tại thị trường Việt Nam nói riêng và thị trường quốc tế nói chung bổng trở nên tăng trưởng mạnh mẽ.



Điều này đã được minh chứng rõ rệt qua việc các sự kiện âm nhạc tại Việt Nam trong suốt thời gian qua liên tục được sold out, điển hình như đêm nhạc SEEN Festival được tổ chức tại Hội An vào tháng 6 vừa qua với dàn line-up vocal khủng của Kpop: TAEYANG, BoA, Aespa, Hyoyeon… Nhất là sự kiện đình đám vào cuối tháng 7, concert Born Pink của nhóm nhạc quốc tế Black Pink diễn ra tại Hà Nội.


Và sắp tới đây, là những đêm diễn AREA52 World Tour của BamBam (GOT7) tổ chức ngày 21.10 hay concert The Wild Dreams của Westlife vào ngày 22.11 sắp tới đều đã được sold out các hạng vé chỉ chưa đầy 20p.


Kết luận:


Tóm lại, những lý do nêu trên không phải là thước đo tiêu chuẩn cho sự phát triển rộng mở của thị trường âm nhạc Việt Nam, nhưng đó là những điều tất yếu góp phần Việt Nam được chú ý và xuất hiện nhiều hơn trên bản đồ tour diễn thế giới bên cạnh các nước lân cận như Thái Lan, Indonesia, Malaysia,...của các nghệ sỹ, ca sỹ quốc tế.


Biên tập: Ngân Trương

Nguồn: Tổng hợp