Activation Activation là gì?
Activation là hoạt động kích hoạt thương hiệu, hiểu đơn giản là làm cho thương hiệu của bạn được mọi người biết đến, tăng nhận diện và tương tác của người dùng thông qua một số loại trải nghiệm thương hiệu.
Khi nào thì cần làm Activation?
Một doanh nghiệp muốn tái xây dựng thương hiệu, làm mới hình ảnh, hoặc những thương hiệu chưa tiếp cận được người dùng thì sẽ tổ chức activation để làm thay đổi nhận thức của người dùng, khiến họ chú ý đến những điểm mới.
Làm sao để có một Activation thành công?
Đây là hoạt động có sức lan tỏa cao và nhanh chóng vì thế khâu chuẩn bị cho phương thức tiếp thị này cần chuẩn bị chu đáo từ mọi mặt như nhân sự, sản phẩm, địa điểm , các ấn phẩm truyền thông.
Sự khác nhau giữa Event và Activation?
1. Các loại hình Activation
1.1 Experiential marketing
Experiential marketing là một thành phần quan trọng của activation để gắn kết và xây dựng niềm tin với khách hàng, cho khách hàng trải nghiệm trực tiếp sản phẩm thương hiệu của bạn.
1.2 Sampling campaigns
Sampling có thể hiểu là phát sản phẩm mẫu. Đây là hình thức giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng và cho người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm đó. Đây là hình thức marketing thông minh bởi thông qua hình thức này, doanh nghiệp, công ty có thể thu hồi ý kiến của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể thay đổi, hoạch định chiến lược cho phù hợp.
1.3 In-store brand activation – Activation tại cửa hàng
Hình thức này vẫn sử dụng những yếu tố trải nghiệm, biến điểm bán trở thành nơi khách hàng có thể chạm và tương tác với thương hiệu.
1.4 Digital marketing campaigns
Activation trực tuyến thậm chí còn thu hút được nhiều khán giả tham gia hơn. Bạn dễ dàng nghiên cứu được hành vi khách hàng trên môi trường digital, sau đó cung cấp cho họ những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa. Ưu điểm của các chiến dịch digital là nhanh chóng, ít tốn kém và có thể đo lường được.
1.5 Promotional marketing
Tiếp thị khuyến mãi là một hình thức không còn xa lạ với bất kì ai. Khuyến mãi của bạn có thể nhắm vào doanh nghiệp, đại lý bán lẻ, bán buôn hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Hình thức khuyến mãi có thể là chương trình khách hàng thân thiết, các cuộc thi, rút thăm trúng thưởng, quà tặng, ưu đãi đặc biệt…
2. Các loại hình event
Tổ chức event hiểu theo cách đơn giản nhất là việc tổ chức các sự kiện nhằm thu hút người tham dự nhằm đạt được mục đích của người muốn tổ chức sự kiện. Các loại hình event: hội nghị, lễ khai trương, tọa đàm, họp báo, ra mắt sản phẩm mới, lễ hội, …được tổng hợp thành các nhóm event như sau:
2.1 Corporate Events
Đối tượng của Event này được xác định dựa trên các mối quan hệ của công ty như nhân viên, đối tác, đại lý, cổ đông… như Họp mặt (Meeting), Hội nghị khách hàng (Customer Conference), Họp báo (Press Conference), Động thổ (Ground Breaking), Khánh thành (Grand Opening), Tiệc tối (Gala Dinner) cho nhân viên… Mục đích của các Event này có thể là tăng sự gắn kết của các thành viên công ty, củng cố hình ảnh của công ty trong mắt đối tác hay xây dựng hình ảnh của công ty trên các phương tiện truyền thông.
2.2 Consumer Events
Event có mục đích quảng bá thương hiệu (branding), kích thích mua hàng (boost sales) và tương tác với khách hàng. Một số Consumer Events tiêu biểu: Tung sản phẩm (Product Launch), Thi đấu (Tournament, Contest), Giải trí văn nghệ (Entertainment, Music show), Lễ hội (Festive Event), Hội chợ, triển lãm (Trade show, Exhibition), Biểu diễn thời trang (Fashion show)…
2.3 Government Events
Sự kiện dạng này thường do các cơ quan, đoàn thể tổ chức, mang mục đích chính trị như các buổi hội nghị lớn (Convention), các Festival tầm địa phương, quốc gia, các lễ tranh cử, tổng tuyển cử…
2.4 Community, No-profit Events
Sự kiện cộng đồng thường do các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ thực hiện, hoặc do các công ty thực hiện, mà mục đích nó hướng tới xã hội. Một số hình thức tiêu biểu là: Sự kiện gây quỹ (Fundraising), các ngày hội vì môi trường, ngày đi bộ…
5. Event của cá nhân (Personal/Private Events)
Personal Event bao gồm đám cưới, sinh nhật, kỷ niệm một dịp nào đó (anniversary) hay ăn mừng điều gì đó (Ceremony)...
Thời gian giữa Event và Activation ?
Activation là chuỗi hoạt động được diễn ra nhiều lần trong thời gian dài. Còn ngược lại, Event chỉ xảy ra một lần duy nhất đúng với mục đích và yêu cầu của sự kiện đó.
Vì vậy, trong event nếu có sự cố xảy ra trong sự kiện sẽ chỉ có thể khắc phục, đôi khi không thể thay đổi hoàn toàn các sự cố đó. Nhưng Activation thì khác, bạn có thể rút kinh nghiệm từ các sự kiện trước để hoàn thiện hơn sự kiện sau đó chúng gần như đều giống nhau và chỉ khác ở địa điểm cũng như khu vực tổ chức .
Kết luận
Không có nghĩa là làm Activation thì dễ hơn làm Event, mỗi loại thường có cái khó riêng của nó. Activation phức tạp ở quy mô chương trình, số lượng địa điểm và thường mang tính dài ngày. Còn Event phức tạp ở áp lực công việc, quy mô tổ chức những Event diễn ra 1 ngày, 1 buổi.
Tên tác giả: Huỳnh Như
Nguồn: Tổng hợp