Vậy công ty An Bách là công ty gì? An Bách đã mang hệ thống phương pháp gì về Việt Nam? An Bách đã làm được gì với hệ thống này? Đã vận hành nó ra sao? Hãy cùng Stage!Vietnam khám phá về công ty An Bách cũng như về hệ thống xây dựng này được gọi là gì và được điều khiển như thế nào nhé!


Giới thiệu chung về sự kiện Demo hệ thống lập trình Palang/Hoist


Ắt hẳn trong lĩnh vực chuyên tổ chức sự kiện An Bách không còn là một cái tên xa lạ đối với thị trường ngành sự kiện tại Việt Nam. An Bách một công ty có tiền thân xây dựng và kết cấu trang thiết bị cho setup sân khấu nhưng tới thời điểm hiện tại An Bách là một công ty thuộc lĩnh vực chính là xây dựng và chuyên kết cấu Layer Truss và Palang/Hoist dành cho tất cả sân khấu sự kiện tại Việt Nam. 



Công ty được ra mắt với sự lãnh đạo và dẫn dắt của anh Lê Hồng Văn - anh hiện tại là CEO tại công ty An Bách. Là một CEO rất có tâm với nghề, luôn cân nhắc chính xác với kế hoạch lẫn dự định của công ty và nay An Bách đã phát triển vượt trội. Với sự dẫn dắt của anh Hồng Văn, An Bách đã phát triển bền vững tới thời điểm hiện tại và công ty luôn xây dựng một hình ảnh đẹp trong lĩnh vực sự kiện Việt Nam. Giữa tháng 3 vừa qua, An Bách đã tổ chức một sự kiện demo một hệ thống xây dựng sân khấu được nhập khẩu từ nước ngoài và mang về Việt Nam với một phương pháp xây dựng sân khấu nhiều lợi ích hơn.



Vậy hệ thống đó là gì? Sự kiện demo được tổ chức vào ngày nào? Có sự tham dự của những ai? Là một công ty chuyên kết cấu và xây dựng hệ thống Layer Truss và Palang, giờ đây An Bách đã mang tới cho việc xây dựng sân khấu một phương pháp đó chính là sử dụng hệ thống lập trình Palang/Hoist. Sự kiện được tổ chức vào ngày 22/3/2023 mới đây, sự kiện diễn ra với sự góp mặt hầu hết của các anh em kỹ thuật lẫn các công ty sự kiện khác cùng tham dự để đón xem hệ thống mới này sẽ vận hành như thế nào. Theo như Stage!Vietnam được tìm hiểu, hệ thống lập trình này được anh Hồng Văn mang về từ nước ngoài sau khi tìm hiểu cũng như học hỏi các kiến thức về nó để giúp cho việc setup sân khấu của sự kiện sẽ thuận lợi hơn trong tương lai. Đây là một hệ thống thông minh được phát minh từ nước ngoài từ rất lâu nhưng tới tận nay mới được du nhập về Việt Nam và có thể nói rằng anh Hồng Văn là một người tiềm năng đã đưa hệ thống này vào thị trường Việt Nam rất sáng tạo. 



Thị trường xây dựng trang thiết bị sân khấu tại Việt Nam 


Hiện nay ở Việt Nam nhu cầu tổ chức sự kiện ngày đang gia tăng mạnh mẽ với quy mô ngày một hoành tráng. Vì vậy việc sử dụng đa dạng các trang thiết bị sân khấu đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Từ đó góp phần mang lại cho khán giả những trải nghiệm thị giác tuyệt vời nhất, hoàn hảo nhất.


Tuy nhiên, các trang thiết bị sân khấu tại Việt Nam còn chưa phát triển nhiều so với thế giới. Chúng ta dễ dàng nhận thấy các concert, event lớn ở thị trường thế giới, họ đã sử dụng những trang thiết bị khá hiện đại với sân khấu động.



Giới thiệu về hệ thống Palang/Hoist của sự kiện


Hệ thống lập trình Palang/Hoist là hệ thống được lập ra với mục đích lập trình hệ thống ròng rọc nâng những thiết bị có tải trọng lớn cho mảng kỹ thuật setup sân khấu. Hệ thống này đã được anh Hồng Văn và team An Bách đã nghiên cứu tìm hiểu hơn 6 năm và nhận thấy rất nhiều công năng có thể ứng dụng để làm mới các phần trình diễn sân khấu cũng như nâng cao hiệu quả thay đổi không gian và khả năng mở rộng kết hợp với các công nghệ trình diễn khác.


Đầu tiên, phải kế đến khả năng chuyển đổi giữa các set design trong chương trình - điều mà trước đây chịu rất nhiều hạn chế khi chúng ta chưa thể kiểm soát được chính xác tốc độ vận hành của hệ thống palang, vị trí & thời gian lên xuống của các hệ treo liên kết. Với những hệ thống đang thịnh hành trên thị trường Việt Nam, tốc độ nâng hạ chỉ có thể đạt 4m/phút, nay Hoist đã đạt được bước tiến vượt trội khi nâng tốc độ vận hành tối đa lên gấp 4 lần (16m/ phút), cùng với khả năng kiểm soát vận hành theo tọa độ và thời gian lập trình được.


Không chỉ với những sự kiện ngoài trời, hệ thống còn có thể ứng dụng dễ dàng với cả những sự kiện trong nhà. Với buổi demo ngày hôm nay, ekip lập trình An Bách muốn giới thiệu một số chức năng cơ bản như nâng hạ theo thời gian và tốc độ lập trình sẵn, tạo góc nghiêng theo thông số chọn trước, chuyển động xoay vòng với thời gian và cao độ lập trình theo ý muốn. Hiệu quả của việc lập trình này đã được chứng minh qua những màn trình diễn bùng nổ khi kết hợp với màn hình LED, âm thanh ánh sáng & hiệu ứng khói lửa hỗ trợ.  



Đây là hệ thống có nguồn gốc đến từ nước Đức và dần về sau được xuất khẩu rộng rãi sang Thái Lan, Singapore, … Hệ thống lập trình hoàn toàn theo mã code do con người lập trình mặc định ngay từ đầu. Hệ thống sẽ thay đổi hình dạng sân khấu và độ sáng tạo của hệ thống này sẽ vận hành giống theo mong muốn của người lập trình. 



Với hệ thống này nó sẽ biến đổi sân khấu thay đổi hoàn toàn 360 độ bởi vì nó sẽ biến một sân khấu tĩnh thành một sân khấu động theo mong muốn của người dùng. Tại sao nó lại có thể làm sân khấu linh hoạt hơn? Vì khi được lập trình mã code để hoạt động, hệ thống ròng rọc sẽ được gắn trên những khung cố định của sân khấu để khi bắt đầu sự kiện nó có thể điều khiển chuyển động quanh sân khấu rất linh hoạt. Trước giờ, chúng ta chỉ thường thấy mọi hệ thống khung giàn sân khấu chỉ đứng yên một chỗ nhưng từ kinh nghiệm học hỏi của anh Hồng Văn hệ thống lập trình Palang này đã được đưa về Việt Nam để đi đến con đường thay đổi mới cho việc xây dựng sân khấu tại các sự kiện lớn nhỏ ở Việt Nam. Nó sẽ khiến cho sân khấu dao động lên xuống tùy theo hình dạng được lập trình và nó sẽ vận hành biểu diễn theo sự sáng tạo của người thực hiện. 



Hệ thống này có thể lập trình có thể thực hiện bằng cách thiết lập hệ thống mã code ngay từ ban đầu để chạy hoàn toàn từ xa, nhưng đây là một hệ thống rất thông minh nếu như mã code được lập trình lần đầu có sai sót không đúng mong muốn của người thực hiện thì nó sẽ tự động chạy về con số ban đầu để reset theo đúng ý muốn của người dùng. Với cách vận hành thông minh, người lập trình sẽ dễ dàng thay đổi ý muốn sáng tạo của mình trước sự kiện để đưa ra một hệ thống lập trình chính thức. Trước khi chạy sự kiện, hệ thống lập trình Palang/Hoist có thể được thay đổi rất đơn giản và dễ dàng để có thể đưa đến một hệ thống hoạt động chính thức.



Có thể nhận thấy rằng, dưới sự lãnh đạo của anh Lê Hồng Văn, công ty An Bách đã mang về một công nghệ hoàn toàn mới cho việc xây dựng sân khấu tại Việt Nam. Một hệ thống lập trình đã thay đổi không gian sân khấu sự kiện từ tĩnh lặng thành sinh động hơn và đã làm cho sân khấu Việt Nam có sự phát triển vượt bậc hơn để có thể ngang tầm cùng với các sân khấu quốc tế. Vì vậy, đây là một hệ thống lập trình Palang/Hoist sáng tạo, thông minh, lợi ích dành cho các anh em trong lĩnh vực event tại Việt Nam. 



Lợi ích và Khó khăn của công ty An Bách khi đưa hệ thống này về Việt Nam


Để biết rõ hơn về việc vận hành hệ thống, Stage!Vietnam đã cùng nhau chia sẻ với anh Hồng Văn về những khó khăn cũng như lợi ích của hệ thống này khi anh đưa hệ thống này về Việt Nam để đổi mới thị trường sự kiện tại nơi đây. 



“Khi đưa hệ thống lập trình về Việt Nam, đối với anh Hồng Văn và công ty An Bách có phải đối mặt những khó khăn gì không?”


Đối với anh, khó khăn đầu tiên gặp phải đó chính là vấn đề thời gian. 6 năm là khoảng thời gian mà anh đã bỏ ra để nghiên cứu về hệ thống này, anh đã phải nghiên cứu và cân nhắc rất nhiều. Có một giai đoạn anh đã muốn đưa hệ thống về Việt Nam, nhưng lúc đó dịch bùng phát nhiều, không thể làm gì được cả. Vậy là anh đành hoãn tiếp thêm 2 năm nữa. Đến khi nhập về, anh có định làm show đầu tiên cho hệ thống lập trình này, nhưng vì nhập quá sát ngày diễn ra sự kiện, team chưa có kinh nghiệm nhiều và hệ thống cũng mới ở Việt Nam nên anh quyết định không làm để chương trình an toàn nhất.


Khó khăn thứ 2 là mức tài chính có hạn. Hiện nay, các hệ thống lập trình này ở thế giới khá nổi tiếng. Nhưng để đưa về Việt Nam, thì cần bỏ rất nhiều chi phí đầu tư. Lúc đó anh cũng đang thiếu nguồn nhân lực để đầu tư nên đây cũng là khó khăn lớn nhất đối với anh tính đến thời điểm hiện tại. 


Tiếp nữa là khó khăn về mặt kỹ thuật, set up và design. Đây là một hệ thống lớn và hết sức phức tạp nên cần phải học hỏi rất nhiều. Khoảng thời gian đầu, anh em ở công ty cũng mất rất nhiều thời gian và sự tập trung cao độ để có thể “thực hành” được.


Cuối cùng là sự tiếp nhận công nghệ. Vì khoảng thời gian dịch 2 năm trước nên thời gian phía bên công ty anh được tiếp nhận hay được training kiến thức bị chậm lại so với tiến độ rất là nhiều.


Đó là những khó khăn mà anh đã gặp phải khi đưa hệ thống về Việt Nam, cũng phải nói là một quá trình gian nan và đầy thử thách.



“Với những khó khăn như vậy thì điều gì khiến anh cân nhắc và tiếp tục đưa hệ thống lập trình về Việt Nam?”


Chắc là nhận được sự hưởng ứng của mọi người. Rất may mắn là khi anh và công ty An Bách khi có ý định mang hệ thống lập trình này về Việt Nam thì nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của rất nhiều người. Điều đó cũng tạo động lực cho anh rất nhiều và cũng là lý do khiến anh muốn mang hệ thống này về Việt Nam một cách nhanh nhất có thể.

Bên cạnh đó, khi anh đưa hệ thống lập trình về thì sẽ giúp rất nhiều cho sân khấu sự kiện như tiết kiệm được thời gian setup sân khấu và tiết kiệm thời gian di chuyển vì sân khấu đã được lập trình sẵn.


"Tốc độ tối đa của hệ thống, có thể điều chỉnh ở mức tốc độ bất kỳ được hay không? Có thể thay đổi tốc độ lúc đang vận hành không?"


Theo anh, tốc độ tối đa của hệ thống là: 300mm/s = 18m/ph và có thể điều chỉnh tốc độ linh hoạt theo thông số lập trình, hoặc theo cảm giác của đạo diễn dàn dựng (nhập trực tiếp tỷ lệ % của tốc độ vận hành hiện hữu để mang lại cảm giác trình diễn đúng nhất). Tuy nhiên, tốc độ không thể thay đổi khi đã bắt đầu chế độ biểu diễn, nhưng có thể thay đổi trước khi vận hành bằng cách điều chỉnh lập trình.


"Tải trọng của hệ thống là bao nhiêu ? Có thể treo được hết tải trọng theo lý thuyết không?"


Theo anh tìm hiểu được, tải trọng của hệ thống tối đa là 1 tấn/1 pa lang. Nhưng về mặt an toàn chỉ nên tính tải trọng ở tối đa 80% tải trọng cho phép. Hệ thống có thể cho phép treo tối đa tới tải trọng lý thuyết, nhưng trong quá trình lập trình thay đổi về vị trí, tọa độ, hình dạng hệ thống, có thể gây ra mất cân bằng tải, hệ thống sẽ tự dừng khi 1 điểm tải đạt tới tải trọng cho phép tối đa, điều này sẽ làm phức tạp quá trình lập trình.



"Công tác triển khai có phức tạp không? Có làm mất nhiều thời gian lắp đặt hơn so vơi với palang thông thường không?"


Về phương án triển khai vẫn tương tự như các hệ thống palang khác, sử dụng điện 3 pha thông thường. Về thời gian lắp đặt cũg không ảnh hưởng nhiều, tuy nhiên cần thực hiện công tác thiết kế, tính toán và ra bản vẽ chi tiết nhất chính xác nhất có thể để đảm bảo dễ dàng thực hiện lắp đặt và lập trình chính xác.


"Có thể demo hoặc giả lập 3D các chuyển động này không? Sử dụng phần mềm chuyên dụng hay bằng cách nào?"


Hiện tại chưa có phần mềm giả lập chuyên dụng cho hệ thống này, tuy nhiên vì tốc độ và tọa độ của hệ thống được xác định chính xác theo thông số xác định trước nên hoàn toàn có thể giả lập bằng các phần mềm 3D phổ biến để mô phỏng hệ thống thay đổi hình dạng theo tốc độ và tốc độ đặt sẵn.


"Hệ thống có thể chạy đồng bộ với các hệ thống khác như D3, MA Lighting Console hay không?"


Hiện tại hệ thống chưa chạy được đồng bộ về giao tiếp vật lý với các hệ thống điêu điều khiển trên. Tuy nhiên việc lập trình trong bản thân 1 tiết mục vẫn có thể tính toán chính xác với nhau dựa trên thời gian.


"Ngoài việc treo các kết cấu hoặc thiết bị phần cứng, có thể treo các vật thể khác hay không? Có lưu ý gì đặc biệt để sản xuất đạo cụ hoặc Decor treo lên không?"


Hoàn toàn có thể treo bất cứ đạo cụ decor hoặc các vật thể lên hệ thống. Chỉ cần đảm bảo về điểm treo gia cố trên thân vật treo và độ cứng vững của các decor đạo cụ là được.


Kỳ vọng của An Bách khi đưa hệ thống Palang/Hoist về Việt Nam


“Khi nhập hệ thống Palang/Hoist về Việt Nam, anh Hồng Văn cũng như là công ty An Bách có kỳ vọng hệ thống này sẽ mang đến thị trường xây dựng sân khấu sự kiện tại Việt Nam không?”


Khi nhập về thị trường Việt Nam, anh cũng như công ty An Bách muốn mang đến cho ngành sự kiện thêm một phương pháp công nghệ mới cho việc setup sân khấu. Trước kia thì có nhiều phương pháp về sân khấu, nhưng giờ anh muốn thêm cho khách hàng một phương pháp nữa để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn và có những sự kiện có thể diễn ra hoành tráng hơn.


Tiếp theo anh muốn đây sẽ là nỗ lực tiên phong mà An Bách muốn mang về cho thị trường sự kiện Việt Nam phát triển hơn, có thể sánh vai với thế giới với phương thức vận hành hệ thống đa phương chiều.


Cuối cùng, anh hy vọng sau buổi demo, hệ thống lập trình sẽ được đón nhận tích cực và khởi xướng rộng rãi hơn cho thị trường xây dựng sân khấu tại Việt Nam và ngày càng phát triển, bùng nổ hơn nữa. Hi vọng với những nỗ lực tiên phong, An Bách sẽ còn làm được nhiều điều hơn nữa trong tương lai khi phát triển hệ thống palang lập trình kết hợp với chức năng tịnh tiến theo đủ phương hướng ngang dọc.



Từ những kỳ vọng trên có thể thấy, anh Hồng Văn cũng như công ty An Bách luôn mong muốn một điều hệ thống lập trình này sẽ được phát triển và được hưởng ứng sử dụng tích cực hơn đối với các công ty chuyên xây dựng sân khấu sự kiện tại Việt Nam. Với một hi vọng có thể đưa thị trường sân khấu sự kiện Việt Nam được hiện đại hoá hơn trong tương lai. 


Kết luận


Nhìn chung, đây là một buổi demo ra mắt hệ thống lập trình Palang/Hoist được tổ chức bởi công ty An Bách do anh Lê Hồng Văn - CEO của công ty đạo diễn tổ chức. Buổi demo được diễn ra với mục đích giới thiệu tới tất cả mọi người trong lĩnh vực sự kiện một hệ thống công nghệ lập trình Palang/Hoist mới được vận hành hoàn toàn theo mã code được người thực hiện sáng tạo nên. Với hệ thống này sẽ khiến sân khấu sự kiện ở Việt Nam ngày càng thêm màu sắc, hình dạng sinh động với sự vận động di chuyển của hệ thống sẽ khiến sân khấu thêm phần sống động. 


Viết bởi: Ngọc Ánh và Thi Thi