Một sự kiện tuyệt vời sẽ cho khán giả trải nghiệm bằng đầy đủ cả 5 giác quan, từ thị giác, thính giác đến khứu giác, vị giác và xúc giác. Việc bỏ qua bất kì một trải nghiệm gắn với 1 giác quan nào là bạn đã bỏ lỡ mất 20% sự trải nghiệm tuyệt vời đến khách hàng trong suốt chương trình. Hãy biến sự kiện của bạn thành một sự kiện với những trải nghiệm thú vị qua sự cảm nhận đầy đủ và rõ ràng nhất bằng 5 giác quan bài viết nhé. Bắt đầu thôi!


1. Thị giác (Phần Nhìn)


Thị giác (phần nhìn) là điều căn bản và dễ thấy nhất khi bạn tham gia vào một sự kiện. Bước vào một không gian sự kiện, ấn tượng phần nhìn sẽ yếu tố đầu tiên thu hút khách tham dự: từ khu vực đón khách với khu vực check-in, photo booth đến các khu trưng bày, sân khấu…được thiết kế riêng biệt nhằm thể hiện được chủ đề của sự kiện hoặc liên quan đến sản phẩm, thương hiệu. 


Do đó, bạn cần phải chú ý ở tổng thể khu vực bên ngoài cần phải hút mắt, chỉn chu thể hiện được nội dung, mục đích của sự kiện một cách rõ ràng, ở khu vực bên trong, nổi bật nhất là sân khấu với sự hoành tráng trong thiết kế và hình ảnh trên LED. Ngoài ra, màu sắc ánh sáng trong không gian sự kiện (màu vàng tạo cảm giác ấm cúng, màu xanh tạo cảm giác xanh mát, vui tươi,…) cần được quan tâm trong bất kì sự kiện nào để tạo cảm giác rất tốt về mặt thị giác và trải nghiệm cho khách tham dự.


veg.vn


Thêm vào đó, với những kĩ thuật công nghệ ngày càng hiện đại như tường video, đường đi bằng LED, hình chiếu 3D hay những công nghệ thực tế tương tác sẽ tăng sự kích thích về phần nhìn cho khách tham dự và tạo cảm giác hứng khởi, thích thú về những trải nghiệm trong sự kiện của bạn.


Google Images


2. Thính giác ( Phần nghe)


Bên cạnh thị giác, thính giác là yếu tố quan trọng góp tạo thêm điểm nhấn, lưu giữ sâu hơn về cảm xúc trong suốt chiều dài sự kiện.


Khi đặt chân vào không gian sự kiện, ngoài thỏa mãn phần thị giác, âm nhạc chào đón du dương từ tiếng đàn violin hay tiếng suối chảy róc rách, những âm thanh với tiết tấu vui vẻ... phù hợp với nội dung và mục đích sự kiện cũng sẽ kích thích thính giác, làm khán giả cảm thấy thích thú. Tùy thuộc vào tính chất sự kiện, bạn có thể sử dụng các phần trình diễn của ban nhạc, vừa góp phần tạo nên điểm nhấn, thu hút thêm sự chú ý của khán giả vừa tạo nên một không gian âm nhạc “thật” hơn, tương tác tốt hơn giữa âm nhạc và khách tham dự sự kiện trong quá trình trải nghiệm sự kiện. Ngoài phương án sử dụng ban nhạc, bạn cũng có thể tiết kiệm ngân sách cho những sự kiện ít cần sự tương tác bằng nhạc nền để tạo nên không gian và đâu đó bật lên nội dung của sự kiện.


veg.vn


Ngoài ra, việc sử dụng âm nhạc trong trình diễn sân khấu cũng là yếu tố thu hút khách tham dự. Tiết mục trình diễn trên sân khấu hay hiệu ứng âm thanh sử dụng cho các hoạt động sân khấu như chào đón VIP, các bài thuyết trình của diễn giả… cũng sẽ góp phần tạo nên điểm nhấn trong suốt hành trình trải nghiệm, đưa cảm xúc của khán giả lên cao và ghi dấu ấn khó phai trong lòng khán giả.


3. Khứu giác 


Trong tất cả các giác quan, khứu giác sẽ đọng lại trong ký ức mỗi người mạnh nhất và lâu nhất. Khi bạn đã lưu giữ kí ức về một mùi hương (là hương cà phê, hương hoa hay hương vị đặc sản quê hương..), nếu bạn có cơ hội cảm nhận lại mùi hương quen thuộc đó, đây có thể là một chất xúc tác giúp bạn có thể hình dung ra cả khung cảnh, không gian nơi bạn đã từng được cảm nhận và đánh thức nhiều cảm xúc trong bạn. Hiểu được những hiệu ứng tạo nên từ mùi hương, các sự kiện ngày nay đang chú trọng hơn về cách áp dụng khứu giác để mang đến những trải nghiệm đặc biệt cho khách tham dự. 


Ngoài việc gợi cảm xúc từ mùi hương, bạn có thể áp dụng cách thức sử dụng mùi hương để mang đến không gian thư giãn, hoặc kích thích tinh thần cho khách tham dự. Hãy thử suy nghĩ xem, khi đến với một sự kiện hội thảo và khách mời của bạn có thể nghe được mùi thơm từ những tách cà phê đặc trưng, có khi là mùi cam quýt thanh mát,.. những mùi thơm rất thân thuộc và đem đến cảm giác dễ chịu cho khách mời với những buổi hội thảo “nặng” kiến thức, cần sự tập trung và tỉnh táo. Với những sự kiện có phục vụ F&B, hương thơm nóng ấm từ thực phẩm đem lại cũng tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái cho khách mời như mùi của những chiếc bánh quy mới nướng hay mùi của 1 tách cà phê sữa ấm thơm,…sẽ gợi lên nhiều thiện cảm trong lòng khách tham dự, họ sẽ lưu tâm hơn về sự kiện bạn tổ chức và muốn quay lại với những sự kiện sau.


Cà phê xanh lên men giúp chống ung thư mạnh mẽ | Sức khỏe | Thanh Niên

Google Images


4. Vị giác 


Sẽ thật sự tuyệt vời khi khách tham dự của bạn của thể thưởng thức những hương vị đặc biệt tại sự kiện. Việc sử dụng những đặc sản địa phương mang những hương vị riêng biệt là điều bạn nên chú ý khi lên ý tưởng cho những sự kiện lễ hội đặc trưng hay giới thiệu nét văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, với những sự kiện có yêu cầu theo chủ đề, mang nét phong cách riêng biệt như Tropical, Winter,... thì F&B sẽ góp phần thể hiện rõ phong cách đó. Ngoài ra, ý tưởng sử dụng món ăn được chế biến từ đầu bếp nổi tiếng, mang hương vị cá nhân cũng là 1 phần tạo nên điểm nhấn tại sự kiện dành cho những vị khách sang trọng, những buổi tiệc thượng lưu.


Google Images


Thêm vào đó, xây dựng một quầy bar với những thức uống mới lạ, được mix&match theo cảm hứng của người pha chế hay thức uống thể hiện riêng cho tính cách của khách tham dự. Vừa được thưởng thức 1 ly cocktail ngon lành, vừa được xem người pha chế trình diễn cách pha chế đẹp mắt giúp để lại những ấn tượng mới lạ và thích thú dành cho khách hàng khi trải nghiệm sự kiện do của bạn.


Ông tổ nghề Bartender hiện đại là ai?

Google Images


5. Xúc giác


Sự giao tiếp giữa người với người cũng như nhiệt độ khu vực sự kiện sẽ mang lại ấn tượng về sự chỉn chu, tỉ mỉ và thể hiện tinh thần của chương trình khi bạn thiết kế hành trình trải nghiệm khách hàng. Xây dựng khu đón khách với hoạt động net-working giữa các đối tác với nhau, những cái bắt tay, cái ôm và những câu chuyện rôm rả sẽ giúp cho việc giao lưu, kết nối, gắn kết giữa khách hàng với nhau. Hãy biết cách tạo ra những hoạt động game tương tác với trò chơi có quà tặng đi kèm càng tạo được sự hứng khởi, năng động cho khách hàng trong khoảng thời gian chờ đợi trước khi vào chương trình chính.. Tinh ý lồng ghép những yếu tố liên quan đến thương hiệu và sản phẩm thì đây là một sự lựa chọn rất thông minh để có thể cho khách hàng cảm nhận được rõ ràng nhất nội dung, mục đích bạn muốn thể hiện. Thêm vào đó, chú ý đến nhiệt độ tại khu vực sự kiện để tạo cảm giác tốt nhất cho từng trải nghiệm của khách hàng.


Ngoài ra, tại những sự kiện triển lãm, trưng bày sản phẩm, việc cho khách hàng chạm hay sờ trực tiếp vào chất liệu mặt hàng, trực tiếp dùng xúc giác để cảm nhận sản phẩm tại chỗ như việc đến một sự kiện triển lãm nội thất và khách hàng có thể chạm và cảm nhận được chất liệu da của bộ ghế sopha, hay ngồi lên 1 tấm đi văng gỗ, trực tiếp cảm nhận sẽ giúp khách mua sản phẩm của bạn nhiều hơn. 


Google Images


Việc cho người tham dự có nhiều cơ hội nhìn, nghe, ngửi, nếm và chạm khi đến với 1 sự kiện sẽ tạo được ấn tượng mạnh và giúp khán giả nhớ lâu hơn những trải nghiệm họ đã có được tại sự kiện của bạn.


Kim Ngân

Nguồn: Heroic-productions