Sự thuyết phục của ABBA Voyage là không thể chối cãi, đây là một sự kiện được coi là tạo tiền lệ cho vô số chương trình “ảo” đến từ các nghệ sĩ hiện đang sống và đã ra đi từ lâu, vậy đâu là lí do khiến ABBA Voyage “sốt” đến vậy? 


Tham dự concert biểu diễn của chính mình


ABBA Voyage là buổi hòa nhạc “ảo ảnh” của nhóm nhạc Thụy Điển ABBA. Những buổi hòa nhạc được tổ chức dưới hình thức hình ảnh ảo được đặt tên là “ABBAtars” và được diễn ra tại tại Công viên Olympic Queen Elizabeth ở London, có tên chính thức là ABBA Arena. Buổi hòa nhạc ABBA Voyage được sản xuất bởi Svana Gisla và Ludvig Andersson, đạo diễn Baillie Walsh , đồng điều hành sản xuất Johan Renck và biên đạo múa Wayne McGregor.



Các phiên bản kỹ thuật số của ABBA đã được tạo ra với các kỹ thuật biểu diễn và ghi lại chuyển động của bốn thành viên ban nhạc và kết hợp cùng công ty hiệu ứng hình ảnh Industrial Light & Magic để thiết kế buổi diễn. Đây là bước đột phá đầu tiên của công ty vào lĩnh vực âm nhạc khi buổi diễn công nghệ ảo thực sự đã làm hài lòng đám đông mặc dù những người nghệ sĩ không xuất hiện tại buổi diễn, và điều này đã thu hút được nhiều lời khen ngợi từ các nhà phê bình cũng như khán giả.



Công nghệ


Làm sao để họ thực hiện buổi diễn đó? Thực chất nó khá đơn giản, 4 thành viên trong nhóm sẽ mặc những bộ quần áo “mocap” để đảm bảo rằng những di chuyển ảo của họ trông giống như thật. Để tạo ra phiên bản kỹ thuật số của họ, ban nhạc đã biểu diễn trong bộ đồ chụp chuyển động trong năm tuần trong khi 160 máy ảnh quét chuyển động cơ thể và nét mặt của họ.



Với quá trình sáng tạo tập trung vào việc tạo ra những hình ảnh hai chiều đẹp nhất, ABBAtars sẽ xuất hiện trên màn hình 65 triệu điểm ảnh và sẽ đưa các huyền thoại nhạc pop Thụy Điển vào cuộc sống bằng cách sử dụng công nghệ chụp chuyển động mới nhất.


Ngoài ra, trang phục của ABBAtars cho ABBA Voyage được tạo ra dưới dạng phiên bản vật lý và sau đó được quét để ghi lại từng chi tiết. Ban nhạc kỹ thuật số cũng sử dụng giọng hát gốc của ban nhạc thật và được hỗ trợ bởi một dàn nhạc sống trên sân khấu.


Sân khấu


Sân khấu được kiểm soát trong môi trường của một đấu trường tối đen như mực, được khóa kín, được thiết kế riêng cho chính sự kiện, đó là một thủ thuật khá dễ thực hiện để tạo “ảo giác” cho người tham dự, họ không nhìn vào một sân khấu mà đang nhìn vào hàng trăm mét vuông tường LED. Màn hình LED khổng lồ được xây dựng và chiếu hậu cảnh lên đó trong khi các diễn viên của diễn xuất trước màn hình. Sau đó, ekip sẽ quay phim theo cách giống như cách họ đã làm phim truyền thống.



Sân khấu được trang trí bằng đèn sân khấu và đèn nhấp nháy, ánh sáng chiếu vào các nhân vật trên sân khấu để hoàn toàn đồng bộ với hiệu ứng xung quanh sân khấu. Tất cả trông rất thật, nhưng sẽ trông “rất phẳng” nếu bạn đến gần. Kết quả sẽ trông giống như diễn viên thực sự ở đó nếu như bạn, chụp ảnh lại.



Trên các màn hình tại buổi diễn, các thành viên của ABBA ở chế độ 3D đầy đủ. Máy ảnh quét qua họ ở tất cả mọi hướng từ mặt, lưng, đỉnh và đáy một cách hoàn chỉnh. Nhưng trên sân khấu, chúng là hình ảnh 2D phẳng trên màn hình LCD khổng lồ 65 triệu điểm ảnh.



Kết luận


ABBA là sự kết hợp giữa âm nhạc và công nghệ mang đến màn trình diễn chân thực giúp khán giả đắm chìm trong âm nhạc. Trong tương lai, đây là một ví dụ điển hình cho việc lưu lại những hình ảnh trình diễn của nghệ sĩ trong trường hợp họ đã lớn tuổi hoặc không có khả năng trình diễn tốt trên sân khấu. 


Nguồn: musicrada

Biên dịch: Huyền Thương