Bức tranh về ngành sự kiện lúc ban đầu của bạn có phải là áp lực công việc không lớn chỉ cần làm theo phân công là xong? Hay thường xuyên đi du lịch, thu nhập khủng 8 9 chữ số, làm việc với người nổi tiếng? Tất cả đều ĐÚNG, nhưng đó chỉ là bề nổi. Bức tranh ấy còn có rất nhiều màu và các khối vẽ sáng tối khác nữa.
Cùng Stage!Vietnam vén màn bí mật “ngành” để chúng ta có nhiều góc nhìn hơn về bức tranh đầy màu sắc này!
Cầm đàm điều phối là ngầu lắm!
Mọi người thường hay lầm tưởng với hình ảnh “ngầu đét” của những người trang phục full đen, tay cầm bộ đàm để liên lạc với team của mình. Nhưng trái với vẻ “hào nhoáng” như thế, người sử dụng đàm thực chất là người chịu vô cùng áp lực, họ phải là leader của team, nắm thật chặt các mạch của chương trình để kết nối với nhiều bộ phận còn lại và nghe điều động tại đạo diễn
Và câu chuyện sử dụng đàm như thế nào cho hiệu quả, truyền đạt làm sao cho ngắn gọn xúc tích, nhã chữ làm sao cho đồng đội mình nghe trọn vẹn cả câu của mình cũng là một thứ “nghệ thuật” cần phải học.
Làm sự kiện là chỉ đứng sau cánh gà thôi
Bức tranh về event của nhiều người chỉ thấy những hình ảnh của biệt đội áo đen chạy lăng xăng trong cánh gà hiện ra, nhưng thực tế thì không phải. Bên cạnh khu vực hậu đài, tùy theo tính chất của từng sự kiện mà nhân sự sẽ được phân bố ra nhiều khu vực, di chuyển linh động trong ngoài trong trường hợp cần thiết.
Áp lực công việc không lớn
Nhiều người nghĩ rằng, mỗi sự kiện thì đã phân công công việc theo từng vị trí như hậu cần, operation, kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật ánh sáng,... nên người làm tổ chức sự kiện chỉ cần tổng hợp và giám sát là xong. Bởi vậy, áp lực công việc là không cao. Nhưng đó là một sự nhầm lẫn lớn.
Không phải ngẫu nhiên mà tổ chức sự kiện còn được gọi là nghề cân não và buộc phải có một tinh thần thép và tập trung cao độ. Điều ấy thể hiện ở tất cả các khâu để hoàn thành chương trình. Một điều khác làm nên sự khác biệt của ngành tổ chức sự kiện đó chính là: “Trong sự kiện thì không có điều gì là chắc chắn cả”. Có vô vàng trường hợp tích cực hoặc tiêu cực, có thể xảy ra trong sự kiện và đòi hỏi người làm sự kiện phải có khả năng tư duy, phân tích, nhạy bén với vấn đề, giải quyết nó một cách nhanh nhất.
Vì vậy khi đã bước chân vào ngành tổ chức sự kiện, bạn cũng chẳng xa lạ với việc bạn mất ăn mất ngủ cho đứa con tinh thần của mình.
Chỉ cần đam mê là đủ?
Nhiệt huyết và đam mê là những yếu tố không thể thiếu khi làm trong ngành tổ chức sự kiện. Nhưng đó chỉ là yếu tố cần. Tuy nhiên bên cạnh những điều đó, có rất nhiều thứ đòi hỏi bạn nhiều hơn là sự đam mê. Phải kể đến như khả năng chịu áp lực cao, sự linh hoạt, sự cầu tòa, kiên nhẫn, sự sáng tạo và rất nhiều yếu tố khác.
Bên cạnh đó yếu tố sức khỏe cũng là một yếu tố khá quan trọng khi bước chân vào nghề. Đừng ngạc nhiên vì nếu bạn không có một sức khỏe tốt, bạn sẽ không thể chịu nổi những ngày tháng tháng gần như không ngủ cùng sự kiện, những bữa ăn qua loa và vội vàng. Bạn sẽ chóng bị “đánh gục” trước niềm đam mê của mình.
Cùng với đó, nghề nào cũng vậy, nếu như chỉ chăm chăm làm thì bạn sẽ chỉ dừng lại ở một mức độ nào đó thôi. Điều quan trọng nhất chính là bạn phải trang bị cho mình vững vàng những kiến thức chuyên môn về tổ chức sự kiện, khi đó mới có cơ hội tiến xa hơn trong ngành nghề này.
Kết luận
Ngành tổ chức sự kiện tuy không còn quá mới mẻ với nhiều người nhưng hiện nay, nó vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của những bạn trẻ nhiệt huyết, năng động và sáng tạo. Bông hồng nào cũng có gai và nghề tổ chức sự kiện cũng vậy. Để đi đến thành công, buộc bạn phải không ngừng nỗ lực và hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Tuy nhiên, nếu có đủ đam mê và thực lực thì đây nhất định sẽ là môi trường làm việc lý tưởng cùng mức lương xứng đáng đối với công sức bạn bỏ ra.
Biên tập: Thi Thi
Nguồn: Tổng hợp